Ông không b♏iết tiếng Việt, không một người quen ở Việt Nam. Tờ giấy viế🏅t:
Tôi là Huỳnh Tấn Đức, tôi đã ở trại trẻ mồ côi 185 Cống Quỳnh và rời Việt Nam làm con nuôi tại Bỉ tháng 1/1968 bởi Tèrres des Hommes. Tôi đang tìm cha mẹ, người thân, anh chị em tại Việt Nam. Nếu ai đó biết về tên gia đình của tôi là Huỳnh hoặc có thể đưa ra lời khuyên về cách tôi có thể tìm thấy gia đình, cảm ơn trước. Tôi biết nó sẽ rất khó vì đã rất lâu rồi. Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng rằng một thông tin sẽ đến. Thư này được tạo qua Google dịch.
Khi ông giơ tờ giấy, nỗ lực 🌟giải thích với nhân viên Hội Người mù, chính là cô nhi viện Dục Anh, trại trẻ lớn nhất phía Nam trong chiến tranh, tôi đi ngang họ.
Đó là hơn ba năm trước, lần về Việt Nam thứ ba của ông Đức. Tôi giới thiệu ông với nhà báo Thu Uyên. Rồi chị thông báo trên các kênh của "Như chưa hề có cuộc chia ly": Có gia đình họ Huỳnh nào, vào năm ⛄1963 đến 1967 đã phải gửi con trai vào cô nhi viện ở Sài Gòn? Lúc bé trông anh ấy🦄 như trong hình đen trắng này. Nếu còn sống, cha mẹ anh Đức đã khoảng 80 tuổi. Các anh chị em của anh, nếu có, cũng khoảng 45-65, vậy có ai biết cô chú, ông bà họ Huỳnh như vậy không?
Chúng tôi đi nhiều nơi, đăng tin trên báo, đài phát thanh, truyền hình, tìm lại những người từng phục vụ trong trường Dục Anh, nay đều lớn tuổi và nhiều người đã lẫn. Không ai nhớ đứa trẻ Huỳnh Tấn Đức. Đại diện Bệnh viện N🍃hi Đồng 2 trả lời những hồ sơ từ trước năm 🧜1975 đã bị hủy.
Tết này, người Việt𓆏 kiều dành một tháng về Sài Gòn tìm mẹ lần thứ tư. Ông lại đi, lại gặp nhiều người, đem theo túi giấy tờ nửa gang tay. Trong đó, tờ Công báo thời chế độ cũ, vị luật sư tòa thượng thẩm Nguyễn Lâm Sanh ở 138 đường Công Lý công bố chuẩn phê khế ước lập con nuôi tại Tòa hòa giải Sài Gòn ngày 28/8/1967 "tuyên bố trẻ Huỳnh Tấn Đức được ông bà Jespers Henri ưng thuận con nuôi và mang tên Jespers Erwin".
Lần theo manh mối, ông có được bản trích lục khai sinh do Sở Tư🦄 pháp TP HCM cấp. Văn bản viết, "trẻ Huỳnh Tấn Đức sanh ngày 9/7/1963 tại quận Nhì con của cha mẹ v🎃ô danh".
Ông khóc và viết thư cho mẹ:
Mẹ thân yêu nhất,
Một ngày mẹ đưa con vào thế giới, mẹ ôm cơ thể trần truồng của con. Mẹ có hạnh phúc khi thấy đôi mắt nhỏ của con? Hay mẹ buồn, lo lắng và nghĩ làm sao để lo cho đứa con bé bỏng của mình và cho nó tương lai tốt đẹp? Con không biết mình chào đời trong hoàn cảnh nào, nhưng hy vọng là con đã được chào đón.
Mẹ ạ, con không biết bằng cách nào và khi nào, nhưng mẹ đã đưa ra quyết định thay đổi cuộc đời mẹ và con mãi mãi, sau đó có thể mẹ đã khóc hàng đêm vì cuối cùng con phải vào trại trẻ mồ côi.
Mẹ à, con không giận mẹ đâu, con rất biết ơn vì những gì mẹ đã làm, ngay cả khi điều đó làm tan nát trái tim mẹ. Cảm ơn vì quyết định của mẹ. Hãy biết rằng con sẽ luôn yêu mẹ, với rất nhiều tình yêu và lòng biết ơn, mẹ ạ.
Cũng như ông, tôi không trách người mẹ đó. Chúng ta đã có quá nhiều phán xét, kiểu như nếu✅ không đại diện cho tình thương và đạo đức, thì bà mẹ nào đó đã hỏng. Nếp hằn suy nghĩ ấy là sản phẩm của định kiến nhiều đời.
💫Có vô số lý do trong chiến cuộc để một đứa trẻ phải vào cô nhi viện. Tôi tin không ai có thể ráo hoảnh quay đi với một đứa con. Như hôm nay, khi nhà nhà đang đón Tết, làm sao bà mẹ không tự hỏi cậu bé ngày xưa, g🉐iờ trông thế nào, sống ra sao.
Tôi đã nghĩ về câu🎶 hỏi, vì sao chúng ta, vô tình hay cố ý, đã làm những việ🌃c buồn lòng người khác, đã sợ phải thương yêu?
Không được thương yêu tử tế nên người ta luôn thấy thiếu, cứ đôn đáo tìm cái gì đắp vào cho hết "đói"🌳 nh෴ư tiền, sắc đẹp, quần áo, ăn uống, nhà cửa, xe cộ, giao du đối đãi. Và vì thẳm sâu bên trong mình còn thiếu nên có khi không dám đón nhận tình thương yêu của người khác, vì sợ họ có thể lấy đi cái gì của mình, sợ không đủ sức làm ai đó hài lòng.
Tôi tin bất kể ai được thương yêu đầy đủ sẽ không dùng người khác như sự nối dài của nhu cầu lấy vào càng nhiều càng tốt hay mải miết bon chen, họ bao dung và dễ chịu hơn với thế🦋 giới này.
Trước khi về lại châu Âu, ông Đức may mắn tìm được hai bạn cùng ở cô nhi viện 55 năm trước. Bà Nguyễn Thị ༺Ly đang sống tại quận 8 và ông Lê Thành Nhà đang sống tại Hà Lan - người đứng cạnh cậu bé Đức trong tấm ảnh chụp trước ꧂khi nhóm trẻ rời cô nhi viện.
Chiều áp Tết, hai trẻ mồ côi đã U70 nắm tay nhau khó💝c giữa Sài Gòn. Nhiều lần nghe ai nói "về nhà", ông Đức tự hỏi: "Về nhà là về đâu?". Giờ thì ông tin nhà là quê mẹ, "tôi hoàn toàn chấp nhận nếu không thể biết mẹ mình là ai, tôi vẫn sẽ về đây sống khi nghỉ hưu".
Thái độ của ông dạy cho tôi một từ mới: "kháng thương". Kháng thương là năng lực bật dậy sau tổn thương, là nâng niu mọi bấtꩲ ổn đã trải qua. Kháng thương là không dè sẻn sự bao dung mà sử dụng nó từ niềm tin vững chắc rằꦬng cuộc đời này không có phép màu đâu, nếu muốn bạn phải tự đi mà tạo ra. Nhưng nếu tim ta đủ lớn, nhà là vũ trụ mênh mông này.
Cái gốc nuôi dưỡng năng lực kháng thương trong mỗi người chính là tình yêu nguyên chất với chính mình và người khác. "Yêu thương là năng lượng lớn mạnh nhất trong vũ trụ này", Albert Einstein nói, "Chỉ nó mới đủ sức rửa đi những vị kỷ mà con người đã khoác lên nhau. Nhưng ta ⛄đã bỏ ♛mặc nó quá lâu có thể vì sợ phải yêu thương".
Chúc bạn một năm mớ🎶i kháng thương, làm tốt việc trước mắt, yêu thương đúng cách người bên cạnh. Mong sao chúng ta đều được sống trong sự chấp nhận lẫn nh𒈔au!
Hồng Phúc