Theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số Năng lực Phát triển Du lịch (TTDI) Việt Nam năm 2021 tăng 4,7%, đứng hạng 52, vượt 8 bậc so với năm 2019 (hạng 60). Trong 🍌số 117 quốc gia được xếp hạng, mức tăng của Việt Nam là cao nhất.
Các chỉ số được đánh giá cao nhất của Việt Nam là có giá cả cạnh tranh (hạ༺ng 15), an ninh an toàn (hạng 33), cơ sở hạ tầng giao thông mặt đất và cảng hàng không (hạng 15). Ngoài ra Việt Nam cũng ghi điểm bởi tài nguyên môi trường thiên nhiên (hạng 24), tài nguyên giải trí và nghỉ dưỡng (hạng 29). Tuy nhiên, báo cáo cũng c꧂hỉ ra một số điểm yếu của Việt Nam như hạ tầng du lịch (hạng 86), mức độ ưu tiên cho du lịch (87) và môi trường bền vững (94).
TTDI là bản nâng cấp của chỉ số Năng lực Cạnh tranh Du lịch của WEF, dựa trên bối cảnh mới sau đại dịch Covid-19. Bộ chỉ số được xếp hạng dựa trên 5 nhóm chính gồm Môi trường hoạt động, Chính sách và điều kiện hỗ trợ, Cơ sở hạ tầng, Động lực thúc đẩy nhu cầu du lịch, Sự bền vững của du lịch. Chỉ số dựa trên 17 lĩnh vực bao gồm an ninh, an toàn; y tế và vệ sinh; chính sách mở cửa; hạ tầng du lịch, vận chuyển; tài nguyên tự nhiên, văn hóa💙; bền vững của môi trường...
Bên cạnh Việt Nam còn có Indonesia tăng 3,4%, đứng hạng 4ꦰ4 và Arab Saudi tăng 2,3%, đứng hạng 33. Trong khu vực châu Á, Malaysia tụt 9 cấp xuống hạng 38, Ấn Độ tụt 8 cấp xuống hạng 54.
Theo đánh giá của Trung tâm thông tin Du lịch, Tổng cục Du lịch, báo cáo phản ánh những thành tựu trong công cuộc phòng chống dịc♋h bệnh ở Việt Nam. Bên cạnh đó là quyết sách nhằm phục hồi du lịch, mở cửa trở lại toàn bộ du lịch nội địa và quốc tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Lan Hương