Cụ thể, các mức thuế được điều chỉnh như sau:
Thuế suất MFN | |||
Thuế suất trước khi điều chỉnh (trước 1/3) | Thuế suất trước khi điều chỉnh tạm thời (1/3 đến 30/6) | Thuế suất đã được điều chỉnh từ 1/7 | |
Phôi thép |
10% |
0% |
10% |
Thép xây dựng |
40% |
0% |
20% |
Ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) sáng nay cho biết, mặc dù các doanh nghiệp đã có những kiến nghị tăng thuế từ khá lâu, nhưng đến thời điểm này Bộ mới chính thức có quyết định bởi giá phôi trên thế giới cũng như trong nước đã hạ nhiệt. Giải thích về việc thuế ꧅suất không được điều chỉnh trở lại như mức ban đầu, ông Pháp cho rằng, giá thép tuy đã ổn định nhưng vẫn còn đứng ở mức cao hơn so với thời gian trước khi sốt, do đó không thể điều chỉnh thuế suất cao như trước đây.
"Với mức thuế suất được điều chỉnh trở lại như trên chúng tꦕôi cho rằng giá thép tại thị trường trong nước sẽ không tăng, bởi vì giá cả do cung cầu trên thị trường quyết định. Mà hiện nay, lượng cung đến 31/7 là gần 1 triệu tấn còn cầu đến 31/8 khoảng 900.000 tấn", ông Pháp nói.
Nhận định về thị trường thép thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Đỗ Hữu Hào, cho rằng, trong nước chưa bao giờ thiếu thép, ngay cả những thời điểm khó khăn nhất lượng dự trữ vẫn cao gấp hơn 2 lần so với mức tiêu thụ bình thường, cộng với việc hạ thế nhập khẩu, hai yếu tố này đã góp phần ꦫquan trọng kiềm chế giá trong nước.
Để tránh những tác động quá lớn từ thị trường thép thế giới, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị 🅺liên quan đẩy nhanh các dự án cán t🃏hép lớn, sản xuất phôi thép; tiết kiệm chi phí; cải tiến nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối...
Đối với những doanh nghiệp ngành thép, việc Chính phủ bãi bỏ biện pháp tình thế là một tin vui, bởi ♍trước đó họ đã liên tục có những kiến nghị cần có hàng rào bảo hộ đối với ngành này trong nước. Trao đổi với VnExpress sáng nay, ông Nguyễn Tiến Nghi, Chánh văn phòng Hiệp hội Thép cho rằng, với biện pháp này thép nước ngoài sẽ không vào được trong nước, gây tác động tốt đến người sử dụng bởi họ sẽ không còn tâm lý chờ thép hạ. ꦡVà như vây, các công trình không còn rơi vào tình trạng chậm triển khai.
"Việc nâng thuế phôi lên 10% sẽ khuyến khích những doanh nghiệp làm phôi c🎶òn những doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài sẽ lo lắng. Ngay trong chiều nay chúng tôi sẽ gửi quyết định của Bộ Tài chính tới các đơn vị để lấy ý kiến để xem họ có gặp vướng mắc gì không", ông Nಞghi nói.
Những diễn biến chính của việc điều chỉnh thuế: - Trước 1/3, thị trường sắt thép thế giới có biến động mạnh về giá: phôi thép 480 USD/tấn, thép xây dựng 500 USD/tấn, kéo theo giá trong nước lên tới khoảng 9,3 triệu đồng/tấn. - Ngày 1/3 Bộ Tài chính có quyết định giảm thuế nhập khẩu 21 mặt hàng sắt thép từ 10% và 40% đối với phôi và thép thành phẩm xuống còn 0% nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Hiện có đến 80% lượng thép trong nước được sản xuất từ nguồn phôi nhập. Việt Nam chỉ có hai công ty thép là Thái Nguyên và Miền Nam chủ động được 60% nguồn phôi trong nước. - Giá phôi hiện đã giảm xuống còn 300 USD/tấn, thép xây dựng 350 - 420 USD/tấn. Giá thép trong nước cũng còn 6.500 - 7.200 đồng/kg. Chính vì vậy, ngày 15/6 Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh thuế suất nhập khẩu lên 10 và 20%, thời gian bắt đầu áp dụng là 1/7. |
Ngọc Quang