Sáng 17/2, Ngọc, một nhân viên tiếp thị, 27 tuổi, cùng chồng đi khám hiếm muộn tại Bệnh viện Bưu điện. Trao đổi với bác sĩ, cô cho biết từng hút thai năm 19 tuổi. Thời điểm đó, ꦯNgọc và b꧅ạn trai đều là sinh viên, không có điều kiện nuôi con, gia đình hai bên phản đối.
"Nếu giữ thai sẽ ảnh hưởng đế▨n việc học và cả tương lai", Ngọc nói và thêm rằng khi thai được 10 tuần cô mới đến phòng꧃ khám tư nhân xử lý.
Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du, Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội, cho biết Ngọc bị dính buồng tử cung, một nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ, phải mổ 🍬nội soi gỡ dính. Để điều trị, bác sĩ theo dõi niêm mạc tử cung hết dính, khi ổn định có thể mang thai tự nhiên.
Cũng hiếm muộn con, Xuân 25 tuổi, đến bác sĩ khám phát hiện ứ dịch hai vòi trứng do viêm nhiễm. Cô từng hút thai hai lần năm 18 và 19 tuổi. Sau đó, cô chỉ đi khám và uống thuốc theo đơn, không thường xuyên kiểm tra. Để c🧸ó thai, Xuân phải thụ tinh nhân tạo (IVF) và mổ kẹp vòi trứng ứ dịch, vừa ෴tốn kém vừa tổn hại sức khỏe.
Ngọc và Xuân là hai trong nhiều phụ nữ bị vô sinh thứ phát sau nạo phá thai được phát hiện hàng năm ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới. Cũng theo tổ chức này, chỉ 20% phụ nữ chưa kết hôn sử dụng biện ph⭕áp tránh thai khi♓ quan hệ tình dục, tỷ lệ này là 4% ở phụ nữ 15-19 tuổi.
Còn báo cáo mới nhất công bố cuối năm 2022 của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế), cho thấy giai đoạn 2019-2021, mỗi năm Việt ꦬNam có khoảng 200.000 ca phá thai, trong đó 30% là phụ nữ 15-19 tuổi với 70% là học sinh sinh viên.
"Tỷ lệ phá thai này là cao, trong khi các thống kê vẫn chưa thu thập được số liệu về thực trạng phá thai tại cá๊c cơ sở tư nhân", bác sĩ nói.
Một nghiên cứu khác của Bệnh viện Phụ sản Trung ương t👍ừ 2017 đến 2019, cho thấy có 210 sản phụ dưới 18 tuổi, chiếm 0,3% tổng số sinh tại viện đầu ngành nàyꦜ. Hầu hết trường hợp sinh con lần đầu, ngoài ra có 4 sản phụ 16 tuổi sinh con lần 2, tuy nhiên con đầu đều đẻ non hoặc đủ tháng nhưng đã mất.
Bác sĩ Phan Chí Thành, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết việc phá thai không an toàn, đặc biệt là phá thai lớn cực kỳ nguy hiểm, có thể để lại nhiều 𝄹biến chứng, như chửa ngoài dạ con, băng huyết, sót nhau, thủng tử cung, nhiễm trùng, thậm chí tử vong.
Đặc biệt, nạo phá thai là nguyên nhân hàng đầu dẫn đ🐲ến vô sinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ cặp vợ chồng vô sinh là 20-25%. Người phụ nữ bị tổn thương buồng trứng dễ dẫn đến d🉐ính buồng tử cung, tắc, ứ dịch vòi trứng, tỷ lệ vô sinh cao gấp ba đến 4 lần đối với những người không có tiền sử nạo phá thai.
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ vô sinh do dính buồng tử cung chiếm khoản♊g 5% số trường hợp vô sinh, trong đó 95% là sau nạo hút thai. Nguyên nhân tắc hoặc ứ dịch vòi trứng chiếm tới 40% số vô sinh nữ, trong số này có tới 50% là có tiền sử nạo hút thai. Trường hợp này, bác sĩ phải mổ nội soi gỡ dính buồng tử cung hoặc gỡ dính vòi trứng. Nhiều trường hợp không thể có thai tự nhiên và phải làm IVF rất tốn kém.
"Trung bình một ca thụ tinh ống nghiệm chi phí khoảng 100 triệu đồng, tỷ lệ thành công 55-60%", bác sĩ nói, 𝓡thêm rằng chi phí mổ dính tử๊ cung hoặc vòi trứng từ 10 đến 20 triệu đồng.
Để giảm hệ lụy từ phá thai không an toàn, bác sĩ kh♏uyến cáo gia đình và nhà trường gi💮áo dục, hướng dẫn học sinh về sức khỏe sinh sản, có lối sống lành mạnh.
Trẻ cần biết và hiểu về các phương pháp tránh thai gồm sử dụng bao cao su, đặt vòng, uống, tiêm, đặt que cấ𒁏y tránh thai, triệt sản, thắt ống dẫn tinh. Gia đình nên quan tâm đến con cái nhiều hơn, đặc 𝔍biệt trẻ tuổi vị thành niên.
Bê♏n cạnh đó, chị em nên lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp, hiệu quả, tránh mang thai ngoài ý muốn.
Minh An
*Tên một số nhân vật được thay đổi