Theo AFP, tên lửa Atlas V 401 mang theo tàu thăm dò khí quyển và quá trình bốc hơi nước của sao Hỏa (MAVEN) rời bệ phóng theo lịch trình vào lúc 13h28 (giờ địa ph꧙ương), từ trạm phóng của không quân Mỹ tại mũi Canaveral, bang Florida.
Tàu MAV൩EN tách khỏi tên lửa khoảng một giờ sau đó và bắt đầu cuộc hành trình thăm dò hành tinh đỏ kéo dài 10 tháng. Omar Baez, giám đốc trung tâm bay của NASA, mô tả quá trình phóng tên lửa đưa tàu vũ trụ lên không trung đã diễn ra "hoàn hảo". Sau hành trình bay tiêu tốn khoảng 671 triệu USD, tàu vũ trụ MAVEN dự kiến sẽ đổ bộ lên sao Hỏa vào tháng 9/2014.
Nhiệm vụ thăm dò của tàu MAVEN khác với các sứ mệnh nghiên cứu trước đây của NASA. Nó không tập tr༒ung thăm dò bề mặt khô của hành tinh đỏ, mà thay vào đó là thu thập những mẫu vật chất trong bầu khí quyển của Sao Hỏa. Mục đích của việc này là để tìm hiểu về mức hơi nước, tốc độ bốc hơi của nước và khám phá những bí ẩn về bầu khí quyển chưa từng được các nhà khoa học nghiên cứu trước đây.
Trong thời gian hoạt động 😼trên bề mặt sao Hỏa, tàu MAVEN sẽ có 5 lần l🎃ao xuống ở khoảng cách 125 km để tiến hành thăm dò bầu khí quyển ở các độ cao khác nhau.
Theo các nhà nghiên cứu, sứ mệnh thăm dò sao Hỏa lần này của tàu MAVEN nhằm tìm kiếm những thông tin còn thiếu để giải thích cho băn khoăn về những gì đã xảy ra với bầu khí quyển của sao Hỏa hàng tỷ năm trước, khiến hành tinh đỏ từ một hành tinh chứa đầy nước trở nên khô cằn𓂃 như ngày nay.
Trước đó, NASA từng phóng nhiều tàu thăm dò lên bề m🧜ặt hành tinh đỏ, trong đó mới nhất có thiết bị thăm dò tự hành ☂Curiosity được phóng đi vào năm ngoái.
Hôm 5/11, Ấn Độ phóng thành công tàu vũ trụ đầu tiên lên sao Hỏa, bước đầu thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia châu Á duy nhất khám phá thành công hành tinh đỏ. Con tàu có tên Mangalyaan sẽ thực hiện nhiệm vụ bay đến quỹ đạo hành tinh đỏ vào năm 2014 tr🔯ong hành trình kéo dài 300 ngày.
Thùy Linh (Video: BBC)