Theo Science Alert, các nhà khoa học sẽ ra lệnh làm con tàu bắt lửa, sau đó các thiết bị cảm biến và máy quay sẽ ghi lại quá trình lửa cháy trong 20 phút. Nhóm nghiên cứu của NASA hy vọng sẽ dập tắt lửa và khôi phục được con tàu, trước khi ngọn lửa mất kiểm soát thiêu rụi tàu.
Tổng cộng có ba thí nghiệm sẽ được thực hiện t﷽rên ba chuyến bay liên tiếp của tàu tiếp tế Cygnu𒉰s, dự kiến diễn ra từ 23/3 - 4/10/2016. Các nhà nghiên cứu cần thu thập nhiều dữ liệu để hiểu rõ lửa cháy trong không gian như thế nào. Họ sử dụng một hộp kꦉín chứa một sợi thủy tinh-cotton tổng hợp làm mồi lửa, sau đó những chiếc máy quay và cảm biến đo CO2, oxy, nhiệt lượng và nhiệt độ trong tàu.
"Lửa cháy trong chân không là tâm điểm của nhiều thí nghiệm trong những năm qua", Gary Ruff, đồng nghiên cứu dự án Saffire I, cho biết 🧜trong buổi họp báo hôm 17/3. Theo ông, nh෴ững thí nghiệm từ trước đến giờ chưa giúp chúng ta hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu xảy ra cháy nổ khẩn cấp trong không gian.
"Dù đã trải qua hàng thập kỷ ൩nghiên 🎐cứu quá trình đốt cháy trong môi trường kém trọng lực, vẫn có rất ít thí nghiệm nghiên cứu trực tiếp sự cháy của tàu không gian một cách an toàn ở điều kiện kém trọng lực", nhóm nghiên cứu giải thích.
NASA hy vọng dữ liệu thu thập được sẽ giúp ích trong vꩲiệc tạo ra những con tàu không gian chống cháy trong tương lai và giúp họ tìm ra câu trả lời thích hợp nếu viễn cảnh tai nạn xảy ra. Tính dễ cháy của nhiều vật liệu cũng sẽ được kiểm tra trong môi trường kém trọng lực.
Kết quả của thí n𒈔ghiệm này sẽ rất có ích trong🦩 nhiều lĩnh vực khác nhau trên Trái Đất cũng như trong không gian. Nhóm kỹ sư cho biết họ không chỉ muốn bảo vệ những sứ mệnh không gian trong tương lai, mà còn muốn giúp các nhà nghiên cứu có phương pháp phòng chống cháy nổ tốt hơn cho hầm mỏ, máy bay, tàu ngầm, hoặc cho những nơi có điều kiện kém trọng lực khác.
Ngoài thí nghiệm đốt cháy tà🌃u không gian, NASA còn nhiều thí nghiệm khác trong tương lai như máy in 3D, vi thiên thạch, kẹp robot (robotic grippers), sẽ được thực hiện trong lần tiếp꧙ tế Trạm vũ trụ Quốc tế sắp tới.
Xuân Dũng