Lãnh đạo cơ quan hành pháp Kosovo ✨Albin Kurti ngày 16/7 thông báo việc mua và tiếp nhận Bayraktar ✃TB-2 từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông không cung cấp thông tin số lượng cũng như giá thành những chiếc máy bay không người lái (UAV) đầu tiên của Kosovo, cũng không cho biết chúng sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
"Chúng tôi đã bổ sung vào kho vũ khí của qu𓆉ân đội máy bay TB-2 Bayraktar. Bây giờ Kosovo đã an toàn hơn và luôn tự hào", ông Kurti đăng trên mạng xã hội cùng hình ảnh ông đứng cạn꧙h những chiếc UAV mới.
Một ngày sau, Lực lượng Gìn giữ hòa bình quốc tế tại Kosovo (KFOR) ra tuyên bố: "Liên quan việc sử dụng tất cả các loại máy bay không người lái và hạn chế 🦹liên quan, trong đó có UAV Bayraktar TB2, Tư lệnh KFOR có thẩm quyền chính đối với vùng trời Kosovo", tuyên bố nêu.
Máy bay TB2 dài 6,5 m, sải cánh 12 m, khối lượng cất cánh tối đa 650 kg, có khả năng hoạt động 27 giờ liên tục ở khoảng cách 300 km so🦩 với đài điều khiển. Mỗi chiếc mang được tải trọng 150 kg, trong đó khối lượng vũ khí là 55 kg. TB2 được trang bị tên lửa dẫn đường bằng laser MAM-L với 4 loại đầu nổ có khối lượng tối đa 22 kg.
Bayraktar TB-2 bắ⛎t đầu thu hút sự chú ý vào năm ngoái nhờ vai trò trong giai đoạn đầu quá🌸 trình phòng thủ của Ukraine trước lực lượng Nga và đã được hàng chục nước mua. Mỗi chiếc TB2 có giá xuất xưởng khoảng 1-2 triệu USD, còn hệ thống hoàn chỉnh với đài điều khiển có chi phí 5 triệu USD.
Chính quyền𒁏 Kosovo đặt mục tiêu đưa Lực lượng An ninh Kosovo (KSF) thành đội quân chính quy mạnh gồm 5.000 người với 3.000 quân dự bị. KSF hiện giám sát các hoạt động dân sự như chữa cháy, xử lý vật liệu nổ và tìm kiếm 💖cứu nạn.
KFOR do NATO dẫn đầu vẫn là tổ chức an ninh hàng đầu tại Kosovo với 4.500 binh sĩ đến từ 27 quốc gia đồ✤ng minh và đối ﷺtác.
Kosovo có diện tích khoảng 10.800 km2, là vùng lãnh thổ ly khai nằm ở phí𓂃a tây nam Serbia. Kosovo tuyên bố độc lập năm 2008, song Serbia không công nhận và tuyên bố chủ quyền với khu vực này. Kosovo có 1,8 triệu dân, chủ yếu là người Albania. Phần lớn các nước phương Tây công nhận độc lập của Kosovo, song vùng ly khai chưa được trao ghế tại Liên Hợp Quốc do Nga và Trung Quốc phản đối.
KFOR đã đóng quân ở Kosovo kể từ khi kết thúc cuộc chiến 1998-1999 giữa những𝄹 người tìm kiếm độc lập, du kích sắc tộc Albania và lực lượng Serbia.
Khoảng 120.000 người Serb sống tại miền bắ🦩c Kosovo không công nhận chính quyền ở Pristina. Họ trung thành về mặt chính trị với Serbia, nước vẫn cung cấp hỗ trợ tài chính cho cộng đồng này.
Căng thẳng giữa Kosovo và Serbia gần đây vẫn ở mức cao sau nhiều tháng bất ổn ở các khu vực có đa số người Serb tại miền bắc. Hơn 30 nhân viên gìn giữ hòa bình của NATO đã bị thương trong cuộc đụng độ với người biểu tình Serb hồi tháng 5.𓆏 Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic sau đó đặt quân đội trong tình trạng báo động chiến đấu và đưa quân đến gần biên giới với Kosovo.
Ông Kurti dự kiến gặp Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic trong tuần này tại Brussels, Bỉ, ♐khi các nước đang thúc giục hai bên giảm căng thẳng🐽.
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)