"Sự trỗi dậy của Trung Quốc là vấn đề xác định đối với cộng đồng xuyên Đại Tây Dương, với những hậu quả tiềm tàng cho an ninh, thịnh vượng và lối sống của chúng ta", Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đạ𝔍i Tây Dương Jens Stoltenberg n📖ói trong Hội nghị An ninh Munich ngày 19/2. Sự kiện này gần như được tổ chức hoàn toàn trực tuyến.
"Đó là lý do tại sao NATO nên làm sâu sắc hơn các mối qu⭕an hệ của chúng ta với các đối tác thân thiết như Australia và Nhật Bản, đồng thời thiết lập quan hệ đối tác mới trên toàn thế giới", Stoltenberg nói.
Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc được đánh giá đang định hình lại các ưu tiên của NATO, vốn thường tập trung vàꩵo mối đe dọa từ Nga. NATO đang tìm kiếm sự đồng thuận giữa các quốc gia phương Tây rằng Trung Quốc không còn là "một đối tác thương mại ôn hòa".
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Trung Quốc và Nga "đang 🗹cố gắng viết lại các quy tắc theo cách mang lại lợi ích cho họ". "Chúng ta phải cùng nhau chuẩn bị cho sự cạnh tranh chiến lược lâu dài từ Trung Quốc", Biden nói tại hội nghị.
NATO coi Nga là đối thủ chính trong nhiều thập kỷ, song liên minh quân sự đang cân nhắc đưa Trung Quốc vào tài liệu chiến lược tổng thể của mình mang tên "Khái niệm Ch🅘iến lược", nhằm đối phó với năng lực quân sự đang gia tăng﷽ của quốc gia châu Á này.
Đánh giá của nhóm cố vấn độc lập do Stoltenberg ủy nhiệm, được nêu trong báo cáo NATO 2030, kết luận Trung Quốc chưa phải mối đe dọa kಌhẩn cấp như Nga song là thách thức đáng lo ngại khi Bắc Kinh ngày càng gia tăng sức ảnh hưởng.
Quan điểm của c💖hâu Âu về Trung Quốc thay đổiꦅ nhiều theo hướng tiêu cực trong những năm qua, bao gồm nhiều mối quan ngại về tiến bộ công nghệ của Trung Quốc, việc nước này chậm mở cửa cho công ty nước ngoài và gia tăng ảnh hưởng địa chính trị với các nhóm quốc gia đang phát triển.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters, AFP)