Tuyên bố chung của các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau hội nghị thượng đỉnh ngày 14/6 chỉ ra Truꦕng Quốc là mối đe dọa an an ninh đối với liên minh ph🌌ương Tây, đánh dấu lập trường mạnh mẽ của nhóm đối với Bắc Kinh.
"Những hành vi quyết đoán và tham vọng của Trung Quốc đã đặt ra những thách thứ🔥c về mọi mặt đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các lĩnh vực liên quan tới an ninh liên minh", tuyên bố chung sau hội nghị cho hay.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚg cho biết sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc từ Baltic tới châu Phi khiến NATO phải có sự chuẩn bị.
"Trung Quốc đang tiến gần chú♈ng ta hơn. Chúng ta thấy Trung Quốc trên không gian mạng, ở châu Phi và cũng thấy Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta. Chúng ta cần cùng nhau ứng phó như một liên minh", ông nói.
Tuyên bố chung của NATO đưa ra một ngày sau khi nhóm G7 ra tuyên bố về các vấn đề nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi Hong Kong duy trì mức độ tự chủ cao và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định trên eo biển Đài Loan. Bắc Kinh lập tức lên tiếng chỉ trích tuyên bố chung của G7 về loạt vấn 𓆉đề Trung Quốc là hành vi can thiệp nội bộ và kêu gọi nhóm này "ngừng vu khống".
Dù có lập trường khá cứng rắn với Bắc Kinh, tuyên bố chung của NATO ngày 14/6 cũnౠg đưa ra triển vọng về "một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Trung Quốc".
Trước đó cùng này, Tổng thống Joe Biden nói với các đồng minh châu Âu rằng hiệp ước phòng thủ chung của NATO là "nghĩa vụ thiêng liêng" với Mỹ, đánh dấu sự thay đổi rõ ràng về giọng điệu so với Donald Trump, người tiền nhiệm từng đe dọa rút Mỹ khỏi liên minh này và cáo ꦜbuộc các nước châu Âu đóng góp ít cho ngân sách chung.
"Tôi muốn tất cả châu Âu biết rằng M🍷ỹ luôn ở đó. NATO cực kỳ quan trọng với chúng tôi", Biden nói.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, ng⛎ười t꧑ham dự hội nghị NATO cuối cùng trước khi từ chức vào tháng 9 tới, mô tả sự góp mặt của Biden là mở đầu cho một chương mới.
Thanh Tâm (Theo Reuters, SCMP)