Theo Reuters, các nhà ngoại giao cho biết, gói phòng thủ này được thực hiện một phần nhằm tránh bắn nhầm máy bay Nga lần nữa. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đai Tây D🦹ương (NATO) Jens Stoltenberg nhấn mạnh, đó là biện pháp tự bảo vệ.
"Chúng tôi đã nhất trí gói biện pháp nhằm đảm bảo cho Thổ Nhì Kỳ trước tình hìn🍒h bất ổn trong khu vực", Stoltenberg nói, tránh đề cập trực tiếp tới sự can thiệp꧂ quân sự của Nga tại Syria.
Các nhà ngoại giao và chuyên gia quân sự của NA🍎TO đánh giá, liên minh tham gia nhằm giảm thiểu rủi ro không đáng có như vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 Nga hôm 24/11. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố máy bay Nga xâm phạm không phận và có quyền bắn hạ, nhưng Nga phủ nhận, tuyên bố phi cơ đang hoạt động trên vùng trời Syria.
Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khiến mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ ꦰKỳ xấu đi nhanh chóng trong thời gian gần đওây. Moscow đã trả đũa bằng một loạt biện pháp trừng phạt như cấm nhập khẩu nông sản Thổ Nhĩ Kỳ, khuyến cáo người dân không du lịch tới nước này, và gọi hành động bắn rơi Su-24 là "thù địch".
Trong vài tuần tới, NATO sẽ đưa máy bay trinh sát AWACS và những phương tiện được☂ Stoltenberg mô tả là "tăng cường giám sát vùng trời, tăng sự hiện diện hải quân bao gồm cả máy bay tuần tra trên biển".
Tàu chiến do Đức và Đan Mạch cung cấp và đội tàu đang tập luyện ở phía đông Địa Trung Hải. Máy bay trinh sát AWꦛACS có tầm giám sát trong vòng bán kính hơn 400 km và trao đổi thông tin bằng dữܫ liệu số với chỉ huy căn cứ trên biển, trên không và trên mặt đất.
Khi được hỏi phải chăng gói phòng thủ này nhằm kiểm soát thận trọng hơn không phận Thổ Nhĩ Kỳ ông Stoltenberg cho biết "điều này cung cấp thông tin giúp chúng ta nhận thức tình huống tốt hơn, minh bạch hơn, khả năng dự đoán cao hơn mà sẽ góp phần ổn đị🧜nh tình hình khu vực và làm dịu căng thẳng".
Thế khó xử
Tây Ban Nha đã đồng ý gia hạn đặt tổ hợp tên lửa đất đối không Patriot dọc bi🦄ên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm bắn hạ 🤪bất kỳ tên lửa nào từ vùng xung đột Syria nhằm vào lãnh thổ nước này. Còn Đức và Mỹ lại rút dần tổ hợp tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhà ngoại giao NATO e ngại, Ankara quá hung hăng và nhiều sự cố nữa có thể xảy ra khiến tình hình căng thẳng leo thang, sau khi Nga đưa hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại S-400 vào Syria. Hệ thống này có thể hạ gục bất kỳ tên lửa và máy bay nào từ khoảng cách 400 km.Nga cũng nâng cấp máy baꦺy tấn công bằng phi cơ chiến đấu Su-34.
Các nh♉à ngoại giao đánh giá Mỹ và các đồng minh châu Âu đang ở vị thế khó xử. Một mặt, NATO thúc giục Ankara hành động nhiều hơn nữa trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria - bao gồm đóng cửa một phần biên giới nơi những kẻ buôn lậu và chiến binh thường vượt biên qua; mặt khác, lại muốn Ankara tránh đụng độ với Nga và khôi phục một tiến trình hòa bình với người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chúng tôi lo ngại về việc tăng cường quân sự trong khu vực" Stoltenb𝓡erg nói, hy vọng NATO tái triển khai công tác phòng không như đã làm ở khu vực Baltic "mà không gây ra bất kỳ sự cố hay tai nạn nào".
Hồng Hạnh