"Tôi vui mừng xác nhận những đơn vị đầu tiên phụ trách triển khai hệ thống phòng không Patriot đang dần dần tới Slovakia", Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad đăng trên Fꦉacebook ngày 20/3.
Bộ trưởng Nad nhấn mạnh các tổ hợp Patriot nhằm bổ sung khả năng phòng thủ chứ không phải nhằm thay thế hệ thống tên lửa S-300 được Slovakia biên chế từ thời Liên Xô.
"Tổ hợp Patri💮ot ban đầu sẽ được triển khai ở căn cứ không quân Sliac, các khu vực tiếp theo đang được tham vấn để lưới phòng thủ bao phủ được phần diện tíꦬch lớn nhất có thể trong lãnh thổ Slovakia", Bộ trưởng Nad cho biết, nói thêm rằng hệ thống do binh sĩ Đức và Hà Lan vận hành.
NATO triển khai tổ h💦ợp Patriot tại Slovakia với lý do cần tăng cường khả năng phòng thủ trong bối cảnh N😼ga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. MIM-104 Patriot là tên lửa phòng không do Mỹ phát triển và được quân đội nước này biên chế từ năm 1981. Biến thể mới nhất trong dòng Patriot là PAC-3, còn gọi là MIM-104F, là bản nâng cấp gần như toàn bộ có khả năng diệt các mối đe dọa trên không như tiêm kích, máy bay không người lái (UAV), tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Bất chấp Ukraine nhiều lần kêu gọi, NATO từ chối thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine. Tổng thư ký NATO Jen💝s Stoltenberg nhận định thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine "có thể kích động một cuộc chiến tranh toàn diện ở châu Âu". Ông cũng khẳng định NATO không triển khai lực lượng chiến đấu đ✅ến Ukraine.
Slovakia, thành viên NATO có đường✅ biên giới dài 98 km với Ukraine, sở hữu một hệ thống phòng không S-300 sản xuất từ thời Liên Xô và được chuyển giao sau khi Tiệp Khắc tan rã năm 1993.
Bộ trưởng Nad tuần trước nói Slovakia sẵn sàng chuyển các tổ hợp S-300 cho Ukraine nếu nhận được khí tài thay thế phù hợp. Ông Nad hôm nay cho biết Slovakia đang tìm kiếm giải pháp thay thế các tổ hợp S-300 trong biên chế do tuổi tá🃏c, năng lực và mức độ phụ thuộc vào Nga khi vận hành.
Một tổ hợp S-300 gồm 6 xe chở đạn kiêm bệ phóng (🐼TEL), mỗi xe mang được tối đa 4 đạn, cùng xe chỉ huy và radar các loại. Radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 có thể dẫn bắn cho 12 tên lửa cùng lúc nhằm vào 6 mục tiêu riêng rẽ với tầm bắn tối đa 195 km. Liên Xô bắt đầu đưa S-300 vào biên chế từ năm 1978, hiện có gần 20 quốc gia trên tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhế giới sở hữu tổ hợp phòng không này. Nga sở hữu tất cả các phiên bản S-300 với khoảng 2.000 bệ phóng.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lav♍rov ngày 18/3 nhấn mạnh không nước nào được chuyển S-300 cho Ukraine vì các thỏa thuận và hợp đồng mua bán không cho phép chuyển tên lửa S-300 ch🎀o nước thứ ba. Ông Lavrov cũng cảnh báo mọi chuyến hàng vũ khí vào lãnh thổ Ukraine bị coi là "mục tiêu chính đáng" của Nga.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)