Một chiến tuyến mới đang hình thành ở châ💦u Âu, với mức độ rủi ro ngày càng cao, đặt ra câu hỏi liệu NATO có thể ứng phó hiệu quả trước các mối đe dọa trong tương lai hay không.
Với chiến dịch quân sự ở Ukraine và triển khai 💛quân đội tại Belarus, Nga giờ đây có khả năng mở rộng hiện diện quân sự tới biên giới một số quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ꦬước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó có cả các nước Baltic.
Nếu Nga thành công với chiến dịch quân sự ở Ukraine ꧅và vẫn duy trì căn cứ ở Belarus, như nhiều chuyên gi🥀a dự đoán, lực lượng của họ sẽ kéo dài từ biên giới các nước Baltic và Ba Lan tới Slovakia, Hungary và phía bắc Romania, khiến NATO khó bảo vệ sườn phía đông của mình.
Và chỉ có một hành lang dài khoảng 96 km nằm giữa Lithuania và Ba Lan ngăn cách lực lượng Nga ở Belarus với Kal꧑iningrad, lãnh thổ của Nga trên biển Baltic, nơi được trang bị tên l✃ửa có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân hoặc tên lửa thông thường vào trung tâm châu Âu.
"Mức độ rủi ro đối với NATO đột ngột tăn♍g lên rất nhiều", Ian Lesser, cựu quan chức Mỹ, người đứng đầu văn phòng Brussels của Quỹ Marshall Đức, cho hay. "Nguy cơ xảy ra xung đột với các lực lượng Nga ở châu Âu hoặc những nơi khác𒉰, như Biển Đen, Sahel, Libya hay Syria, có thể rất nguy hiểm và sẽ là vấn đề lớn trong nhiều năm tới".
Tình hình ở Ukraiꦜne "thay đổi mọi thứ đối với NATO", Ian Bond, cựu quan chức ngoại giao Anh, người đứng đầu ban chính sách đối ngoại tại Trung tâm Cải cách châu Âu, nhận xét. "Giờ đây, chúng ta phải lo lắng về tất cả, chúng ta cần thực sự nghiêm túc trở lại".
NATO đã đáp trả một cách nhỏ giọt trước hoạt động điều động quân của Nga📖 ở biên giới Ukraine, gửi thêm một số binh sĩ và máy bay đến các quốc gia thành viên gần Nga nhất. Hôm 24/2, NATO tuyên bố không gửi quân đến Ukraine trước chiến dịch quân sự , đồng thời đang có các cuộc thảo luận nghiêm túc về việc hủy bỏ Đạo luật Sáng lập NATO - Nga năm 1997, trong đó đặt giới hạn cho hoạt động triểnꦅ khai quân của NATO ở các quốc gia thành viên phía đông.
"Hành động của Nga tạo ra mối đe dọa n🦹ghiêm trọng đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương và chúng sẽ gây ra những hậu quả địa chiến lược", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói. "Chúng tôi đang triển khai thêm lực lượng phòng thủ trên bộ và trên không tới phần phía đông của liên minh, cũng như các khí tài hàng hải bổ sung".
NATO đã bắt đầu viết lại chiến lược 12 năm tuổi của mình và đang♍ thảo luận về việc thay thế Stoltenberg, người sẽ 🎉rời ghế tổng thư ký vào ngày 1/10 năm nay. Giờ đây, những nhiệm vụ đó trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. "NATO cần suy nghĩ nghiêm túc hơn về mục đích của mình", Lesser nói.
Tuy nhiên, nỗ lực kiềm chế Nga sẽ không đơn giản như vậy, Benjamin Hodges, cựu chỉ huy các lực lượng Mỹ ở châu Âu, hiện công tác tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu, cho biết. Chỉ riêng việc điều động quân đội và trang thiết bị trong thời k♔ỳ hậu Chiến tranh Lạnh ở châu Âu đã trở nên cồng kềnh hơn rất nhiều, với một số cây cầu và đường sắt không còn đủ khả năng vận chuyển khí tài hạng nặng.
"Các lãnh đạo chính trị sẽ ngạc nhiên khi biết vì những quy định của EU, phải mất bao lâu để di chuyển những trang thiết bị đó" bằn👍g hệ thố💮ng đường sắt Đức "nếu không có ưu tiên đặc biệt", Hodges nói.
NATO cũng thiếu trầm trọng hệ thống phòng thủ trên không và tên lửa, theo Hodges. Chỉ để bảo vệ căn cứ không quân lớn của Mỹ tại Ramstein, phía tây nam Đức, sẽ cần đến cả một tiểu đoàn t𝐆ên lửa Patriot "và chúng ta chỉ có một tiểu đoàn Patriot ở châu Âu là của mình", ông nói.
Khoảng trống Fulda ♏ở Đức từng là nỗi lo của các nhà chiến lược thời Chiến tranh Lạnh, được quân đội Mỹ phòng thủ dày đặc nhằm ngăn chặn Khối Hiệp ước Warsaw lao xe tăng từ Đông Đức qua sông Rhine. Giờ đây, mối quan tâm dồn vào Hành lang Suwalki, một khe hẹp nối Ba Lan với Lithuania, nếu bị chiếm, nóꦚ sẽ chia cắt ba quốc gia Baltic với phần còn lại của NATO.
Hành lang này ngăn cách Belarus với Kaliningrad, nơi đặt Hạm đội Baltic của Nga và đã bị cô lập với Nga khi Liên Xô tan rã. Với sức mạnh quân sự của mình, Tổng thống Putin rất có thể sẽ ra lệnh điều quân tiếp cận trực tiếp Kaliningrad từ Belarus, Robert Kagan, chuyên gia từ Viện Brookings viết trong một bài bình luận đăng trên Washington Post.
"Nhưng đây cũng🌟 chỉ là một phần trong chiến lược mới của Nga nhằm tách các nước Baltic khỏi NꦍATO bằng cách chứng minh rằng liên minh không còn khả năng bảo vệ những quốc gia này nữa", Kagan viết.
"Mối đe dọa đố๊i với Ba Lan đang trở nên nghiêm trọng", Bond nói, đồng thời đề xuất rằng "để khởi đầu", Mỹ nên nhanh chóng đưa hai tiểu đoàn hạng nặng đến Ba Lan. Bên cạnh đó, việc triển khai quân ở ba quốc gia Baltic cũng cần được tăng cường.
Năm 2016, NATO lần đầu tiên đồng ý đưa các tiểu đoàn gồm 1.100 quân đến Ba Lan và các quốc gia B𝐆altic. Được gọi là lực lượng "tăng cường hiện diện tiền tuyến" song những binh sĩ này khó làm chậm bước tiến củ✅a Nga trong thời gian dài nếu chiến sự nổ ra.
Năm 2014, NATO cũng thành lập một "lực lượng đặc nhiệm chung với khả năng sẵn sàng cao", hiện do Thổ Nhĩ Kỳ chỉ huy, có thể được triển khai trong thời gia🦹n ngắn trước các mối đe dọa đối với chủ quyền của NATO. Nó bao gồm một lữ đoàn trên bộ với quân số khoảng 5.000, được hỗ trợ bởi lực không quân, hải quân và lực lượng đặc biệt cùng nhiều lực lượng tiếp viện hơn có thể được triển khai trong vòng 30 ngày.
Dù vậy, số lượng quân của những lực lꦜượng này thực tế chỉ chiếm một phần nhỏ so với quân số Nga triển khai trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Hiện cũng có những hoài nghi v๊ề cam kết của các thành viên NATO gửi vũ khí cho Ukraine khi nước này đối đầu với Nga hay chống phe ly khai. Nỗ lực chuyển vũ khí bằng đường không, đường sắt hay đường bộ đều có thể bị Nga can thiệp hoặc ngăn chặn, Hodges cho biết, ngay cả khi những lô hàng được giao bởi các nhà thầu chứ không phải binh sĩ NATO.
Và quốc gia nào sẽ dám hỗ trợ khi biết quân đội Nga đang ở bên kia biên giới🙈?
Nhìn chung, không thể loại t𝕴rừ khả năng xảy ra xung đột không mong muốn làm căng thẳng leo thang trong bầu không khí hiện nay. Các nhà phân tích dẫn lại sự việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay chiến đấu Nga gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2015. "Lúc đó, căng thẳng không leo thang, nhưng ngày nay thì rất có khả năng", Lesser lưu ý.
Cùng lúc, các thỏa thuận kiểm soát vũ khí gần như không còn hiệu lực, làm bùng lên những lời cảnh báo mới về nguy cơ triển khai các lực lượng thông thường và tê💖n lửa tầm trung tại khu vực.
Các mối đe dọa mới sẽ củng cố logic📖 về một mối hợp tác mạnh mẽ hơn về quốc phòng giữa Liên minh châu Âu (EU) và NATO, Lesser đánh giá.
"Chúng ta cần người Mỹ", Bond nói. "Nhưng chúng ta không nên từ bỏ mục tiêu về một châu Âu tự chủ và tự cường hơn". Nhưng châu Âu đang phân vân trước câu hỏi liệu Tổng thống Biden có khả năng tái đắc 🌜cử vào năm 2024 khôn🧜g, nếu không, liệu cựu tổng thống Donald Trump hay một đảng viện Cộng hòa nào khác theo chủ nghĩa cô lập, có thể lên nắm quyền?
"Châu Âu sẽ rất yếu, vì vậy họ phải tăng chi tiêu quân sự và tính hiệu quả, đáp ứng nhu cầu năng lực thực chất", Bond nhấn mạnh. "Tất cả những điều n♍ày đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và không còn chỉ là các ý tưởng nữa".
Vũ Hoàng (Theo NY Times)