Cách suy tính rõ ràng, điềm tĩnh và cẩn trọng từng đưa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vượt qua cuộc Chiến tranh Lạnh với Liên Xô đang dần biến mất. Uy tín gây dựng được nhờ việc theo đuổi một đường lối ngoại giao và hành động thận trọng, được duy trì suốt thời kỳ chạy đua hạt nhân những năm 50, 60 và 70 dường như sắp đổ sông đổ bể chỉ vì một vài giây thiếu cân nhắc của Thổ Nhĩ Kỳ, theo CNN.
Dù trong cuộc khủng hoảng t𝓰ên lửa Cuba năm 1962, Liên Xô đưa quân tới Afghanistan năm 1979 hay tại bất kỳ thời điểm nào phải đối mặt với các nguy cơ xung đột tiềm ẩn trong quá khứ, NATO chưa bao giờ chĩa trực tiếp mũi dùi vào Liên Xô hay Nga và Moscow cũng chưa bao giờ nhắm vào các thành viên NATO.
Nhưng tất cả🍰 đã thay đổi khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 bắn rơi chi𓆏ến đấu cơ Su-24 của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi hành động này là "cú đâm sau lưng". Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ nói quyết định được đưa ra sau khi họ nhiều lần phát đi tín hiệu cảnh báo nhưng bị phi công Nga phớt lờ.
🎐Diễn biến mới này dường như đã đặt dấu chấm hết cho hy vọng kết thúc sớm cuộc chiến ở Syria.
Giới chuyên gia đánh giá ông Putin từ lâu đã muốn làm suy yếu sự thống nhất của NATO và việc máy bay Nga bị bắn rơi tại khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp T🍨ổng thống Nga đạt được mục tiêu này.
NATO, một liên minh quân sự hình thành sau Thế chiến II, hiện có số thành viê𓃲n lên tới 28 nước, luôn đoàn kết với cam kết bảo vệ lẫn nhau. Sau kh𝓰i máy bay Nga bị bắn rơi, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tuyên bố NATO sẽ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy vậy, đến nay, đã có Đức và Czech bày tỏ sự ngạc nhiên trước hành động của Ankara khi mà theo tính toán của Mỹ, máy bay Nga chỉ đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ ít hơn 30 giây.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thì chỉ nói Thổ Nhĩ Kỳ có quyền bảo vệ không phận của mình đồng thời thêm rằng muốn gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong những ngày tới để thảo luận. Một phát ngôn viên quân đội Mỹ hôm 24/11 còn tuyên bố việc máy bay Nga bị bắn rơi là vấn đề riêngꦺ mà Ankara và Moscow cần giải quyết với nhau.
Cơ hội bị đánh mất
Tổng thống Obama và người đồng cấp Pháp Francois Hollande từng thúc giục Nga phối hợp với liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ dẫn ꦦđầu trong cuộc chiến với IS thay vì hành động một mình. Lời kêu gọi này tưởng chừng sắp được đáp ứng khi tuần trước Nga và Pháp xích lại gần nhau hơn bao giờ hết bởi cả hai quốc gia cùng phải trải qua những thảm kịch đau lòng gây ra bởi IS.
Tổ chức khủng bố này đã nhận trách nhiệm khiến chiếc máy bay thuộc hãng hàng không giá rẻ Nga rơi trên bán đảo Sinai hôm 31/10, cướp đi sinh mạng của 224 người. Pháp cách đây hai tuần cũng chịu mất mát lớn khi các tay súng IS thực🌸 hiện chuỗi vụ tấn công đẫm máu tại thủ đô Paris, khiến ít nhất 130 người thiệt mạng.
Đây được xem như một cơ hội hiếm hoi, thậm chí một số nhà ng🎃oại giao còn bắt đầu kỳ vọng vào việc Nga sẽ thay 𒉰đổi chính sách đối với Syria và từ bỏ việc ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Dù không dễ dàng nhưng triển vọng là có. Song, chính Thổ Nhĩ Kỳ đã xô đổ tất cả, quan sát viên Nic Robertson bình luận.
Hành động bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ còn làm cho vị thế của Tổng thống Erdogan lung lay, khiến ông trở nên yếu thế trước những lời cáo buộc cho rằng ông quá nhân nhượng trước các thành phần Hồi giáo cực đoan. Nhưng Tổng thống Putin thậm chí còn đi xa hơn khi cáo buộc ông Erdogan, người đứng đầu của một quốc g🍰ia thành viên NATO, đang bắt tay với khủng bố.
Trong cuộc gặp mặt với vua Abdullah II của Jor🐬dan, ông Putin nhấn mạnh việc làm của Thổ Nhĩ Kỳ không khác gì "đồng lõa với khủng bố".
Ankara suốt một năm rưỡi không có bất kỳ động thái nào chống lại IS, bất chấp việc nhóm này liên tục bành trướng, mở rộng các൲ khu vực chiếm đóng sang biên giới phía bắc Syria.
Khi ông Erdogan quyết định triển khai những động thái quân sự đầu tiên hồi tháng 7, mục tiêu mà ông nhắm tới cũng không hẳn là IS mà lại chính là các nhóm người Kurd chống IS. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho phép Mỹ sử dụng một trong những căn cứ quân sự của nước này để thực hiện các nhiệm vụ không kíc𝓡h IS. Tuy nhiên, định hướng của hai quốc gia đồng minh lại rất khác nhau.
Dù Mỹ coi các nhóm chiến binh người Kurd là niềm hy vọng giúp họ đánh bại IS thì Thổ Nhĩ Kỳ lại tấn công lực lượng này bởi đối với nhiềuꦓ người dân Thổ Nhĩ Kỳ, viễn cảnh người Kurd đứng ra thành lập một nhà nước riêng còn nguy hiểm hơn cả chủ nghĩa cực đoan tôn giáo của IS. Lực lượng người Kurd được cho là có liên hệ với tổ chức Đảng Công nhân người Kurd (PKK) - lực lượng chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hàng chục năm qua.
Đây được xem như một thảm họa thực sự đối với NATO. Lúc này, các đối tác NATO của Tổng thống Erdogan chỉ có thể coi ông như một "khẩu pháo tịt ngòi", một nhân tố kém ổn định giữa một tꦐình thế đầy nhạy cảm. Từ đây, những rạn nứt sẽ bắt đầu lan rộng, Robertson nhận định.
Vũ Hoàng