Suốt 7 thập kỷ tồn tại, một trong những nguyên tắc cơ bản ràng buộc 29 thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là tin tưởng lẫn nhau. Điều 5 của Hiệp ước quy định bất cứ cuộc tấn công nào vào một thành viên của NATO cũng là hành🧜 động tấn công cả khối, giống như câu nói nổi tiếng "mọi người vì một người, một người vì mọi người" trong tác phẩm "Ba chàng lính ngự lâm" thế kỷ 19.
Tuy nhiên, phần lớn tinh thần đoàn kết đó của NATO biến mất sau khi Tổng thống Donald Trump bước vào Nhà Trắng, khởi đầu cho một loạt căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và các đồng minh, cũng như giữa các nước châu Âu, bình luận viên Nic Robertson của CNN đánh giá.
Theo Jonathan Eyal, chuyên gia lâu năm về NATO tại Viện Ngꦓhiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh, London cho rằng Trump là một "lãnh đạo cá biệt" của Mỹ và người kế nhiệm ông vẫn sẽ ủng hộ NATO. Ngược lại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron coi người đồng cấp Mỹ là điềm báo cho các chính sách sắp tới của Washington, nên châu Âu không thể trông cậy gì ở Mỹ trong việc bảo vệ bản thân trước các mối đe dọa.
Nói cách khác, nước 🧸đᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚóng góp nhiều chi phí nhất cho NATO giờ đây lại là nhà đầu tư kém chắc chắn nhất, khiến sự ổn định của liên minh lung lay dữ dội.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO tại London tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bày tỏ tin tưởng rằn♐g liên minh vẫn giữ vững tôn chỉ mục đích. "Nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta sẽ thấy NATO từng có nhiều bất đồng, như khủng hoảng k🤡ênh đào Suez năm 1956 hay chiến tranh Iraq năm 2003", ông trả lời báo chí tháng trước.
"Tuy nhiên, sức mạnh của NATO nằm ở chỗ bất chấp những xung đột, chúng tôi luôn có thể đoàn kế𒉰t trong nhiệm vụ cốt lõi là bảo vệ lẫn🌞 nhau. Đó cũng là mục tiêu của tôi. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tôi sẽ xử lý được tình hình, lần này cũng không ngoại lệ", Stoltenberg cho biết.
Bất chấp niềm tin đó, vấn đề to lớn mà các lãnh đạo NATO phải đối mặt khi tập trung tạ🌠i một khách sạn ở ngoại ô London tuần này là làm thế nào để đối phó với Trump. Theo Eyal, những hành động, phát ngôn của Trump đã làm rung chuyển NATO tới tận cốt lõi.
"Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ sau Thế chiến II công khai đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc Washington🌌 bảo đảm an ninh cho châu Âu, cũng như thắc mắc liệu Mỹ có thực sự cần tới các đồng minh ha꧂y không", chuyên gia này cho hay.
Theo bình luận viên Robertson, cách đây một thập kỷ, người ta ♓khó có thể hình dung được những căng thẳng mà NATO phải đối mặt tại hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập. Tuy nhiên, những mâu thuẫn trong nội bộ liên minh quân sự lớn nhất thế giới này đã âm ỉ trong thời gian dài.
NATO sinh ra từ đống đổ nát sau Thế chiến II, nhưng những thế hệ đầu tiên tạo nên lý tưởng cho liên minh đang dần lụi tàn. Không còn sự gắn bó qua khói lửa chiến tranh, các thành viên giờ đây quay sang so kè n💃hau về lợi ích quốc gia, đẩy sự đoàn kết của liên minh này vào tình thế bị thử thách nghiêm trọng.
Robertson cho rằng với tính cách thất thườᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚng của Trump, cùng với sự thiếu kiềm chế từ Lầu Năm Góc hiệnไ nay, Tổng thống Mỹ ít có triển vọng hành động bình đẳng với tất cả đồng minh.
Điều này được thể hiện qua vụ Iran bắt tàu dầu Stena Impero treo cờ Anh gần eo biển Hormu꧑z hồi tháng 7 với cáo buộc không tôn trọng các q꧅uy tắc hàng hải quốc tế. Trump khi đó tuyên bố Washington và London chưa ký văn bản nào quy định việc Mỹ phải hỗ trợ Anh trong trường hợp này.
Nỗi bất an của NATO thêm chồng chất khi một nguyên tắc cơ bản khác bị bỏ qua, đó là không mua vũ khí từ bên ngoài liên minh, đặc biệt là Nga, đối thủ "đ🌞áng gờm" nhất của họ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như không quan tâm đến quy định này.
Lần duy nhất Điều 5 về Phòng vệ Tập thể của NATO được kích hoạt là sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại New York, Mỹ. Giống như mọi quốc gia thành viên liên minh khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra tay giúp đỡ, điều vô cùng hữu ích và quan trọng bởi đây💜 là quốc gia Hồi giáo duy nhất trong NATO. Tuy nhiên, việc Erdogan lên nắm quyền đang thử thách không chỉ sự đoàn kết mà toàn bộ sứ mệnh của liên minh.
Ngoài quyết định mua hệ thống phòng không tầm xa S-400, đồng thời cân nhắc mua dàn tiêm kích Su-35 của Nga sau khi bị Mỹ loại khỏi chương trình F-35, Erdogan còn "làm ấm lòng" người đồng cấp Nga Vladimir Putin với những bước đi có lợi cho Nga trên bàn cờ chính trị, theo hướng trái ngược với đường lối của NATO, bình luận viên Robertson nhận định. Tuy nhiên, với vị thế là "bức tường thành" quan trọng ở s𝐆ườn phía nam của NATO, Ankara khó có thể bị loại khỏi khối.
Về cơ bản, tất cả thành viên của liên minh phải sử dụng vũ khí tương thích với nhau. Bằng cách bắt tay với Putin, Erdogan không chỉ phá vỡ trật tự này, ♚mà còn giúp mang lại lợi thế quân sự cho Moskva.
Giới chức Mỹ gần đây gửi thông điệp rõ ràng tới Thổ Nhĩ Kỳ rằng việc mua v🎶ũ khí bên ngoài liên minh là không thể chấp nhận và họ sẽ phải chịu trừng phạt nếu tiếp tục. Tuy nhiên, việc trừng phạt Ankara được cho là không dễ dàng với những tính toán của Erdogan. Vì vậy, NATO có khả năng sẽ đợi Erdogan rời ghế tổng thống thay vì khiêu khích do mức tín nhiệm trong nước của ông cũng đang trượt dốc.
Cách xử lý này có thể vấp phải sự phản đối của Macron, người lên án mạnh mẽ cuộc tấn công người Kurd tại Syria của Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại chiến dịch sẽ gây nguy hiểm cho việc chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tổng thống Pháp còn nói NATO đang "chết não" do thiếu hợp tác chiến lược giữa các thành viên, đồng thời cho rằng châu Âu không thể tiếp tục trông chờ vào khả năng phòng♍ 🐲vệ tập thể của NATO một khi Mỹ đã "quay lưng".
Đáp lại, Erdogan cho biết Macron "nên kiểm tra não của mình" trước khi chỉ trích NATO. "Ông là người biết cách thể hiện, nhưng thậm chí không thể đóng gópও chi phí cho NATO. Ông chỉ là lính mới", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu hôm 29/11, nói thêm rằng Macron thiếu kinh nghiệm trong các cuộc chiến c𓃲hống khủng bố.
Eyal cho rằng người sẽ đặc biệt vui mừng trước cuộc đấu khẩu giữa lãnh đạo các thành viên NATO trước hội nghị thượng đỉnh ở London chính là Tổng thống Putin. "Đó chính xác là những vết nứt mà Trump sẽ tiếp tục thể hiện trong các dòng tweet của mình, thứ mà Điện Kreml🌺in dựa vào để đánh giá tìnhꦇ hình", chuyên gia nhận định.
Bình luận viên Robertson cho biꦉết những động thái của 🅰Putin tại Ukraine, Syria và Libya đều nhằm thăm dò tình đoàn kết của NATO, nhưng cuối cùng lại làm lộ ra sự chia rẽ nội bộ của khối.
Một kết quả tốt sau hội nghꦗị ở London sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các nước NATO. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ không dễ dàng với sự hiện diện của Trump trong phòng họp.
Ánh Ngọc (Theo CNN)