"Kể từ tháng 5, chúng tôi đã tăng cường hiện diện và vị thế của Lực lượng Kosovo (KFOR) thuộc NATO. Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (NAC) ngày 2💦8/9 quyết định bổ sung lực lượng để giải quyết tình hình hiện tại", NATO ngày 29/9 cho biết, so⛎ng chưa công bố số lượng binh sĩ sẽ được điều động.
NATO kêu g🐽ọi các bên liên quan "khẩn trương giảm căng thẳng", đồng thời hối thúc giới 🎃chức Serbia và vùng ly khai Kosovo "tham gia vào đối thoại do Liên minh châu Âu (EU) tạo điều kiện, coi đây là cách duy nhất để giải quyết các vấn đề còn tồn tại".
Quyết định tăng quân được NATO đưa ra trong lúc căng thẳng tại vùng ly khai leo thang sau vụ đấu súng giữa nhóm vũ trang gốc Serbia và cảnh 🐻sát Kosovo, xảy ra gần làng Banjska hồi cuối tuần trước.
Giới chức Kosovo cho biết một cảnh sát của vùng ly khaꦿi cùng ba tay súng thiệt mạng trong vụ đấu súng kéo dài n🌃hiều giờ, ba nghi phạm bị bắt và ít nhất 6 người trốn sang lãnh thổ Serbia.
Kosovo với diện tích khoảng 10.800 km2, là vùng lãnh thổ ly khai nằm ở phía tây nam Serbia. Kosovo tuyên bố độc lập năm 2008, song Serbia không công nhận và tuyên bố chủ quyền với khu vực này.♈ Kosovo có 1,8🍒 triệu dân, chủ yếu là người Albania.
Khoảng 120.000 người gốc Serbia sống tại miền bắc Kosovo không công nhận chính quyền ở Pristina. Họ trung thành về mặt chính trị với Serbia, nướ﷽c vẫn cung cấp hỗ trợ tài chính cho cộng đồng này. Phần lớn các nước phương Tây công nhận độc lập của Kosovo, song vùng ly khai chưa được trao ghế tại Liên Hợp Quốc do Nga và Trung Quốc phản đối.
Căng thẳng tại khu♛ vực miền bắc Kosovo diễn ra suốt nhiều tháng gần đây xoay quanh cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 4 và việc c☂hính quyền vùng ly khai quyết định bổ nhiệm thị trưởng gốc Albania ở 4 đô thị có đa số người Serbia sinh sống.
Một trong những sự việc gây nhiều chú ý là đụng độ giữa người biểu tình gốc Serbia với cảnh sát Kosovo và lực lượng NATO tại trước tòa nhà hành chính của thị trấn Zvecan, Kosovo ngày 29/5. Các binh sĩ NATO thuộc KFOR ban đầu cố gắng tách người biểu tình khỏi cảnh sát, sau đó phải dùng khiên và dùi cui để giải tán đám đông.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)