"Tôi sẽ không đề cập sâu về chi tiết về lực lượng tình báo của mình. Chúng tôi tin các báo cáo nhận từ các đồng minh khác nhau của NATO. Họ quan ngại về thông tin ♌cho thấy máy bay có thể bị phòng không Iran bắn rơi", Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói trong cuộc họp báo ngày 10/1 tại Brussels, Bỉ.
Máy bay Boeing 737-800 mang số hiệu PS752 của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine (UIA) gặp nạn sáng 8/1 sau khi cất cánh từ sân bay tại Tehran, Iran. Toàn bộ 176 người trên💮 máy bay thiệt mạng. Mỹ, Canada và tình báo phương Tây nghi ngờ Iran bắn nhầm chiếc Boeing.
"Mối lo ngại về tên lửa là lý do buộc chúng tôi phải điều tra kỹ lưỡng,ꦰ tìm ra sự thật vàไ phía Iran cần hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra này", Stoltenberg nói.
Iran bác cáo buộc bắn nhầm máy bay Ukraine và gọi đó là "tin đồn vô căn cứ dựa trên suy luận phi logic". Iran từ chối giao hộp đen cho hãng Boeing hoặc Mỹ, thông báo sẽ tự giải mã hộp đen và có thể nhờ Nga, Canada, Pháp hoặc Ukraine ꩲtrợ giúp nếu cần.
Ngoại trưởng Ukraine Vadym Prystaiko cho biết nước này được Mỹ gửi "dữ liệu quan trọng" về vụ tai nạn máy bay tại Iran. Thứ trưởng Nga Sergei Ryabkov nói chưa thể buộc tội Iran bắn máy bay U🌺kraine và đề nghị cho phép các chuyên gia điều tra vụ tai n🃏ạn để đưa ra kết luận về nguyên nhân.
Chiếc Boeing 737-800 gặp nạn vài giờ sau khi Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) phóng tên lửa vào hai căn cứ có lực lượng Mỹ đồn trú tại Iraq để đáp trả vụ không kích hạ sát thiếu tướng Qassem Soleimani. Nhiều hãng hàng không cấm máy bay qua không phận Iran do♑ lo ngại căng thẳng trong khu 𒅌vực leo thang.
Hàng nghìn chiếc Boeing 737-800 được các hãng hàng không sử dụng trong các chuyến bay tầm ngắn và tầm trung. Mẫu máy bay từng liên quan đến một số tai nạn chết người, trong đ🌼ó có vụ rơi máy bay tại Ấn Độ tháng 5/2010 khiến 150 người thiệt mạng và ở Nga tháng 2/2016 khiến 62 người chết.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)