Nghiên cứu đ♑ược thực hiện bởi nhóm chuyên gia Đại học Sun Yat-sen, xuất bản trên trang web khoa học bioRxiv.org ngày 24/3. Các nhà khoa học cho rằng nCoV sử dụng cơ chế tương tự HIV nhằm "trốn tránh" các phòng tuyến của cơ thể người.
Để tiến hành nghiên cứu, chuyên gia virus Zhang Hui và các đồng nghiệp thu thập nhiều tế bào T (có nhiệm vụ phối hợp bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh lạ) từ 5 bệnh nhân khỏi Covid-19. Họ chỉ ra rằng những tế bào này không còn khả năng phát hiện và ngăn ngừa virus bởi thiếu đi phân tử định vị, còn gọi là MHC. nCoV đã loại bỏ phân tử bằng cách tạo ra p♑rotein ORF8, li💃ên kết và kéo chúng vào tế bào bị bệnh, tiêu diệt từ bên trong. Như vậy, sau khi mắc Covid-19, chức năng miễn dịch ở người bị suy giảm.
HIV hoạt động theo cơ chế tương tự. Tuy nhiên, căn bệnh "họ hàng" của Covid-19 là SARS lại không tấn công tế bào bằng hình🧔 thức trên.
Phát hiện mới củng cố lập luận trước đây, cho rằng Covid-19 có thể trở thành nhi꧒ễm trùng mạn tính. Các nhà khoa học cảnh báo điểm tương đồng này là bằng chứng cho thấy khả năng virus đã tồn tại một thời gian ౠtrước khi đại dịch bùng phát.
ORF8 đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên của virus. Hầu hết các kit xét nghi🥂ệm thông qua dịch mũi hoặc ngoáy họng đều nhắm vào prote꧙in này để phát hiện mầm bệnh. Nhóm của ông Zhang cho biết họ muốn lợi dụng điều đó, phát triển loại thuốc bù đắp lượng MHC bị ORF8 mất, củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.
Zhang Shuye, giám sát viên chính của Trung tâm Y tế lâm sàng Công cộng Thượng Hải, Đại học ൩Fudan, cho biết kết quả nghiên cứu mới "không quá bất ngờ". Ông cho rằng các loại virus không liên quan vẫn có thể mang đặc điểm giống nhau khi chịu áp lực trong môi trường tương tự. Quá trình loại bỏ phân tử MHC cũng xảy ra ở một số mầm bệnh như herpes.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý ✅nCoV không điều khiển tế bào T, biến chúng thành phương tiện để nhân lên như HIV. Bên cạnh đó, virus biến đổi chậm, tỷ lệ ܫtử vong cũng thấp hơn nhiều so với AIDS.
Thục Linh (Theo SCMP)