Đại biểu Quốc hội tại Hội trường. Ảnh: Anh Tuấn |
Là người đăng đàn đầu tiên trong sáng nay, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Xinh đề nghị bãi bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS. Năm 2010, cả nước sẽ phố cập giáo dục bậc học này. Ngay trong năm nay, 27 tỉnh, thành cũngไ đã hoàn thành phổ cập THCS. Do vậy, theo bà việc tổ chức kỳ thi là không cần thiết.
"Sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp học sinh lại phải tham gia kỳ thi vào cấp học tiếp theo. Học sinh tốt nghiệp THCS lại phải thi vào lớp 10, tốt nghiệp THPT xong đã có kỳ thi ĐH, CĐ chờ đón. Thi nhiều khiến nạn học thêm tràn lan, học sinh mệt mỏi. Thày cô do áp lực thi cử phải 𝄹chạy theo thành tích", đại biểu Xinh bức xúc.
Tán đồng với phương án bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS, đại biểu Đặng Thị Phượng khẳng định, việc bỏ kỳ thi cũng nhằm giảm tốn kém, áp lực không cần thiết cho phụ huynh học sinh. "Cho dù bỏ thi tốt nghiệp thì cũng còn các kỳ kiểm tra học kỳ, cuối năm để là cơ sở xét tốt nghiệ💜p. Nếu chúng ta làm nghiêm túc thì chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo. Hiện nay, tổ chức thi tốn kém, như🅰ng liệu tỷ lệ tốt nghiệp 97-98% đã thực chất chưa", đại biểu này đặt câu hỏi.
Như để củng cố thêm quan điểm của các đại biểu vừa phát biểu, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Vi đã dành phần lớn "quyền 10 phút💯 đăng đàn" để khẳng định sự... phí phạm hiện nay của kỳ thi tố⛄t nghiệp THCS.
Dẫn ngay tỉnh mình làm ví dụ bà dẫn giải, Sơn La, dân số 1 triệu người nhưng mỗi năm ngân sách chi hơn 1 tỷ đồng để tổ ♛chức thi tốt nghiệp THCS. Đó là chưa kể các khoản đóng góp khác. Thi tốt nghiệp đang là nguyên nhân nảy sinh tiêu cực. "Nếu cho rằng bỏ thi THCS ảnh hưởng tới chất lượng dạy thì đây là sự xúc phạm thày cô. Chấ🎐t lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải chỉ thi cử. Chẳng lẽ những môn không bao giờ thi thì giáo viên dạy kém hết cả sao?", bà Vi nói.
Xung quanh vấn đề tên gọi các bậc học, đại biểu Sinh không tán thành với phương án đổi thành cấp 1, 2, 3. Lý do là nhà nước sẽ phải tốn một khoản lớn để in con dấu, biển hiệu trường. "Chúng ta cần đầu tư cho chất lượng giáo dục chứ không phải cái vỏ bên ngoài. Nếu gọi tiểu học, THCS, THPT là cấp 1, 2, 3 thì đại học chẳng lẽ gọi là cấp 4", 🐠bà Xinh hài hước.
Tuy nhiên, đại b🐽iểu Phạm Quang Nghị - Bộ trưởng Văn hóa Thông tin - lại có cách đánh giá khác. Không đồng tình với quan điểm giữ nguyên tên gọi hiện nay của các cấp học, Bộ trưởng Nghị cho rằng, tên gọi cấp 1, 2, 3 là dễ hiểu dễ nhớ và đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Nếu chỉ vì sợ tốn kém mà không đổi lại tên gọi là không thỏa đáng.
"Chúng ta băn khoăn đổi lại tên sẽ tốn kém, nhưng sự tốn kém chỉ một lần, còn cái được là mãi mãi. Chỉ tính về khía cạnh kinh tế, tên gọi cấp 1, 2, 3 đơn giản hơn sẽ giảm chi phí in ấn. Ngay cả các vị lãnh đạo đọc diễn văn cũng nhầm các bậc học này 🌳vì khó nhớ. Việc đổi cách gọi còn thể hiện sự cầu thị của những người đã đưa ý tưởng tên gọi tiểu học, THCS, THPT", Bộ trưởng Văn hóa Thông tin nói.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Hồng V𝓡i nói: "Ủy ban Thường vụ nói gọi tiểu học, THCS, THPT đang trở thành quen thuộc nhưng đó là chuyện ở đâu chứ không phải ở Sơn La. Đông đảo cử tri của tỉnh vấn quen gọi cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đề nghị đổi tên gọi hiện nay. Tôi không biết, khi đổi tên lại sẽ tốn kém thế nào nhưng lấy th🅺í dụ 1 trường ở tỉnh, 1 biển trường 4 con dấu chi phí trên dưới 1 triệu đồng. Trường đó thì chỉ cần bỏ bữa liên hoan đầu năm là có đủ. Mà chuyện biển trường, cho dù không đổi tên thì vài năm, biển cũ đi, cũng phải chi tiền sơn lại".
Trên bàn thư ký, Bộ trưởng G﷽iáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển trầm ngâm, đưa tay bóp trán.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Giáo🌊 dục sửa đổi.
Việt Anh