Nhiều người thường tiết kiệm một khoản lương để gửi vào quỹ cá nhân trong khi♌ bảo hiểm là một công cụ có tính năng tương tự. Hiện nay, bảo hiểm trở thành một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư của không ít người.
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 và các vấn đề sức khỏe khác cũng đang nâng cao mức độ nhận thức của người dân đối với sự cần thiết của bảo hiểm. Ông Tarun M💞athur, Giám đốc Kinh doanh của Policy Bazaar cho biết, khi mua bảoꦍ hiểm có thời hạn, câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để định giá một mạng người bằng tiền.
"Nhu cầu của mọi người luôn khác nhau, do đó, một tính toán thực tế cho chủ hợp đồng phải dựa trên tài chính và các khoản nợ (nếu có). Gói bảo hiểm giá trị thấp chắc chắn sẽ khônไg đủ vì nó không giải quyết được các mục tiêu dài hạn cho khách hàng", ông nói.
Ông Mathur khuyên tỷ lệ cho một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nên gấp 12 đến 15 lần t💞hu nhập hằng năm của người được bảo hiểm. Điều này có thể được tính toán bằng cách phân tích thu nhập so với phí bảo hiểm đã trả, đảm bảo người mua vẫn trả được phần còn lại và ổn định cuộc sống.
Một chính sách bảo hiểm y tế lý tưởng sẽ bao trọnಞ chi phí trước và sau khi nhập viện, chi phí xe cấp cứu, thủ tục chăm sóc (bao gồm ICU), phí giường bệnh... Ông Mathur khuyến nghị tỷ lệ bảo hiểm nên chiếm 4-5% lương của mỗi người. Tuy nhiên, nếu tiền sử gia đình bạn có vấn đề về y tế hoặc một thành viên trong gia đình có bệnh đồng mắc, ông khuyên mọi người nên mua một gói bảo hiểm gồm các bệnh mắc từ trước và bảo hiểm bổ sung để tăng cường khả năng bảo vệ.
Ngoài bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm phi nhân thọ hoặc bảo hiểm nói chung cũng nên được áp dụng mức tính💮 toán trên. "Một kế hoạch bảo hiểm toàn diện đi kèm với một sản phẩm bổ sung luôn được khuyến khích vì nó bảo vệ khách hàng toàn di꧋ện hơn. Tương tự, bảo hiểm nhà cũng nên được xác định bởi một số yếu tố như diện tích, vị trí địa lý và tốc độ xây dựng", ông Mathur cho biết thêm.
Thanh Thư (theo Zeenews)