ꦿĐa phần điện thoại ngày nay đều có tính năng phát wifi từ mạng di động có sẵn trong máy. Điều này mang lại sự tiện dụng nhưng không phải không có lý do khi các bộ phát di động vẫn được ưa chuộng. Bạn cần hiểu rõ ưu và nhược của từng loại và cơ chế hoạt động để từ đó tìm ra thiết bị phù hợp.
Phát wifi từ điện thoại
𝕴Phát wifi từ điện thoại là quá trình sử dụng mạng dữ liệu sẵn có trên máy để tạo thành kết nối không dây cho các thiết bị có khả năng sử dụng wifi để vào Internet (ví dụ laptop, máy tính bảng, điện thoại xung quanh...). Việc tải lên, xuống nội dung từ kết nối trên sẽ làm tiêu hao dung lượng gói dữ liệu hiện có của thuê bao di động. Có nhiều cách để một thiết bị ngoại vi có thể kết nối Internet thông qua mạng điện thoại như sử dụng Bluetooth, cáp USB hoặc tín hiệu wifi.
🤡Phương thức này đơn giản, thuận tiện để truy cập Internet khi người dùng đến những khu vực không sẵn wifi và cũng không cần mang thêm thiết bị phát chuyên dụng bên mình. Có hai điều cần lưu ý khi sử dụng cách này là điện thoại phải đang có kết nối mạng và chú ý đến lưu lượng có thể dùng cho phát wifi của gói thuê bao hiện tại để tránh sử dụng quá mức khả dụng, hệ thống sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản số điện thoại.
༒Nhìn chung, giải pháp này hiệu quả khi sử dụng trong thời gian ngắn, cho các trường hợp cần kíp. Người dùng được khuyến cáo cài đặt giới hạn dung lượng có thể sử dụng qua phương thức này cũng như hạn chế số lượng thiết bị có thể kết nối.
🌳Mặt bất tiện là sự thiếu hụt của một số tính năng so với bộ phát chuyên dụng và giới hạn về dung lượng tối đa khi sử dụng. Tốc độ của kết nối này cũng chỉ ở mức đủ dùng, không cao và phụ thuộc vào mẫu điện thoại đang dùng để phát wifi. Ngoài ra, quá trình cũng tiêu tốn dung lượng pin điện thoại, gây nóng máy nếu sử dụng trong thời gian dài.
Dùng bộ phát wifi chuyên dụng
𒉰Một thiết bị phát wifi chuyên dụng về lý thuyết sẽ hoạt động tương tự cách phát trên điện thoại khi cùng sử dụng sim di động để tạo kết nối không dây cho các thiết bị cần dùng Internet kết nối. Tuy nhiên, những máy này có nhiều tính năng và tập trung phục vụ nhu cầu kết nối của đa thiết bị hơn.
🐼Ví dụ, một bộ phát có thể đáp ứng 20-30 thiết bị đồng thời, có những model đi kèm tính năng phụ trợ như bảo mật bằng tường lửa, lựa chọn chế độ truy cập dành cho khách... Những máy phát hỗ trợ 5G mới đây còn cập nhật tiêu chuẩn wifi mới nhất, tăng cường chất lượng kết nối cũng như hỗ trợ nhiều thiết bị truy cập cùng lúc hơn.
🅘Có thể nói máy phát wifi là một "nâng cấp" trực tiếp từ điện thoại nếu nói về cùng tính năng, nhưng không phải là giải pháp phù hợp với đa số (và trong nhiều trường hợp). Người dùng phải đầu tư thêm một khoản tiền để mua bộ phát, sử dụng sim di động riêng chuyên cho dữ liệu mạng và phải mang thêm một thiết bị bên mình. Nếu không có nhu cầu sử dụng quá nhiều, người dùng chỉ cần dừng lại ở việc phát wifi từ điện thoại là đủ.
✃Bộ phát wifi sẽ phát huy hiệu quả trong các trường hợp có lượng người dùng đông như nhóm sinh hoạt cộng đồng, đội nhóm công ty đi công tác, team building. Những người thường xuyên làm việc ở bên ngoài, nơi không có sẵn wifi nhưng cần kết nối nhiều máy cùng lúc (ví dụ hai điện thoại, một máy tính bảng, một laptop...) cũng phù hợp với bộ phát nhằm giảm số lượng sim và gói thuê bao phải dùng.
Lựa chọn phương án phù hợp
📖"Nhu cầu" chính là yếu tố quan trọng để đi đến quyết định nên dùng điện thoại phát wifi hay đầu tư bộ phát riêng. Với những người ít sử dụng mạng cho thiết bị khác (ngoài điện thoại), đi vắng ngắn khoảng 1-2 ngày, thường xuyên ở những nơi có kết nối wifi (nhà, văn phòng, quán cà phê...) thì chỉ cần điện thoại có sim di động với gói dữ liệu phù hợp là đủ dùng.
𒅌Những người còn lại, bao gồm cả bạn Quang Phúc, nên xem xét việc sử dụng bộ phát riêng biệt bởi độ ổn định, bền bỉ hơn. Pin mỗi loại cũng có thể đủ cho bạn dùng một ngày mà không cần sạc lại trong khi điện thoại của bạn sẽ rất nhanh hết pin, nóng hại máy và chưa kể khi có cuộc gọi sẽ làm gián đoạn kết nối.
Bạch Thanh
Chuyên gia thiết bị mạng