Đỗ Quốc Tuấn. |
Bài viết " Sao l༺ại tuyển cử nhân làm giảng viên đại học" của anh Đỗ Quốc Tuấn đăng tải trên VnExpress đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều độc giả với các ý kiến trái chiều, trong bức thư gửi tòꦜa soạn, tác giả Tuấn cảm ơn những bình luận, góp ý của các độc giả dành cho bài viết của anh trên diễn đàn khoa học.
Tuy nhiên, với tinh thần cầu thị, Đỗ Quốc Tuấn bày tỏ vài suy nghĩ nhằm làm rõ một số điều mà anh thấy độc giả cảm nhận chưa thông suốt ꧙hoặcꦬ hiểu nhầm.
🐼"Trong bài viết trước của tôi, tôi không nói rằng việc tuyển cử nhân, thạc sĩ làm giảng viên "nguồn" trước đây là sai lầm hay không, nhất là trong bối cảnh đất nước mới thoát khỏi chiến tranh thì việc duy trì nền giáo dục đại học đã là thành công lớn.
Tuy nhiên, gần 40 năm kể từ ngày thống nhất đất nước đến lúc chúng ta phải thay đổi cách thức vận hành nền giáo dục đại học nếu൩ chúng ta muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước "sánh vai cùng cường quốc năm châu". Nếu cứ duy trì mô hình tuyển cán bộ giảng dạy như trước đây, nghĩa là tuyển cử nhân (thạc sĩ) tốt nghiệp ra làm giảng viên, cán bộ nghiên cứu "nguồn", Việt Nam sẽ gặp phải﷽ những khó khăn trong việc có được các đại học ưu tú.
Không có đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chất lượng tốt, Việt Nam khó có nguồn nhân lực đào tạo bà🥃i bản và càng không thể có sản phẩm công nghệ cao cạnh tranh với các nước có truyền thống. Mô hình nhập khẩu công nghệ cao từ nước ngoài chỉ là giải pháp tình thế và không có cái gốc bền vững, chúng ta sẽ mãi chỉ là người chạy theo sau chứ không thể là người tham gia vào quá trình dẫn dắt xu thế phát triển mới.
Có bạn nói có tiền làm việc gì cũng xong. Đó là cách nghĩ thiển cận. Có✅ tiền là một chuyện, nhưng việc dùng tiền như thế nào để có hiệu quả nhất mới là yếu tố quyết định thành bại. Tiền cấp cho giảng viên, nghiên cứu viên trẻ đi học nước ngoài không hề nhꦗỏ và phải đợi một thời gian mới dùng được. Tiền chúng ta trả cho người "thừa" ở trường đại học, cơ quan nghiên cứu cũng không ít.
Bên cạnh đó, chất lượ𝓀ng sản phẩm đầu ra tại các trường đại học trong nước còn hạn chế. Từng có nhiều chuyên gia khoa học cảnh báo về tình trạng "lạm phát" cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ trong nước với chất lượng không được đảm bảo. Vậy, tại sao chúng ta không dùng tiền đó để tuyển người có khả năng làm việc, nhất là các tiến sĩ trẻ từ nước ngoài về? Trong bài viết tôi nói rằng không phải cứ tuyển xong là xong mà cần phải có khâu "cạnh tranh và đào thải". Chỉ khi thưởng phạt rõ ràng, minh bạch thì con người mới làm việc nghiêm túc và nhiệt tình được.
Có người nói chúng ta còn nghèo, ăn chưa đủ nghĩ gì tới hàn lâm khoa học, cứ để các nước phát triển ng🐲hiên cứu, Việt Nam chỉ việc nhập khẩu sản phẩm của họ về. Nếu🌼 chúng ta chấp nhận an phận, chấp nhận là nước thế giới thứ ba thì chắc sẽ không ai bàn cãi về ý kiến này.
Nhưng chúng ta là những con người của một đất nước nghìn năm văn hiến, không thể chấp nhận thân phận nghèo hèn thế được. Thân phận mỗi quốc gia là do dân tộc quốc gia đó quyết định, điều này là hiển nhiên và không bàn cãi. Sức ỳ trong suy nghĩ là vô cùng nguy hiểm. Hãy tưởng tượng chúng ta cứ trồng lúa,♒ đào than, hút dầu mỏ đem đi xuất khẩu thì hàng trăm năm nữa chúng ta mới là nước trung bình khá.🍬
Tꩲuy nhiên, nếu Việt Nam chịu hy sinh đầu tư cho giáo dục-kho🔯a học (công nghệ) trong vòng 20-30 năm đầu thì chỉ cần từng ấy thời gian, nước ta sẽ phát triển thành nước khá không chỉ trong khu vực và còn trên thế giới.
Hàn Quốc là ví dụ điển hình không ai chối cãi được. Như vậy, chỉ cần nửa thế kỷ thay vì một thế kỷ Việt Nam có thể đạt được 🙈mục tiêu đề ra. Vấn đềᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ là thế hệ nào sẽ chịu hy sinh gánh vác giai đoạn ban đầu gian khổ của quá trình "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đất nước? Chúng ta hay con cháu chúng ta?
Đỗ Quốc Tuấn