Năm 2020, khi kinh tế Trung Quốc chịu đòn giáng mạnh vì Covid-19, Thủ tướng thời đó – ông Lý Khắc Cường – nêu ý tưởng tạo việc làm bằng cách khuyến khích người thất nghiệp bán hàng rong. Ý tưởng này nhanh chóng bị nhiều quan chức khác bác bỏ. Họ cho rằng cách buôn bán truyền thống này "không vệ sinh và vă🌟n minh".
Nhưng 3 năm sau, quan điểm này đã thay đổi. "Nền kinh tế hàng rong" đã quay lại, khi nhiều thành phố gỡ bỏ hạn chế với người bá🌱n hàng vỉa hè. Giới chღức cũng khuyến khích người trẻ thất nghiệp mở quầy hàng rong để hồi sinh nền kinh tế và tăng số việc làm.
Thâm Quyến, trung tâm công nghệ cao và cũng là thành phố giàu 𒆙thứ 3 Trung Quốc, tuần trước thông báo sẽ bỏ lệnh cấm với bán hàng rong. Những người làm nghề này sẽ được phép hoạt động trở lại từ đầu tháng 9, tại một số địa điểm quy định.
Trước đó, hàng loạt thành phố lớn của Tඣrung𒀰 Quốc đã nới lỏng lệnh cấm, như Thượng Hải, Hàng Châu và Bắc Kinh. Giới chức khuyến khích người dân mở quầy hàng tại một số khu vực nhất định, để bán đồ ăn, quần áo hoặc đồ chơi.
Các nhà phân tích🥃 coi động thái này là nỗ lực cuối cùng của chính phủ trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị lên mức báo động sau 3 năm phòng dịch nghiêm ngặt. Bê🥀n cạnh đó, chính sách siết kiểm soát ngành bất động sản, công nghệ, giáo dục cũng khiến hàng chục nghìn lao động thất nghiệp.
"G𓂃iới chức Trung Quốc dường như không thể tìm được cách nào tốt hơn nhằm tạo việc làm và duy trì ổn định xã hội. Với các cử nhân và những lao động có kỹ năng trong kỷ nguyên số, ra đường bán hàng rong là dấu hiệu của sự tuyệt vọng, chứ không phải sáng tạo", Steve Tsang – Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học London nhận xét.
Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị với lứa tuổi 16-24 tại Trung Quốc đạt 19,6% trong tháng 3. Con số này tương đương 11 triệu người trẻ thất nghiệp, theo tính toán của CNN. Số l🃏iệu này có thể còn tăng cao, khi 11,6 triệu sinh viên dự kiến tốt nghiệp năm nay.
Việc gỡ bỏ lệnh cấm hàng rong được đưa ra sau𒅌 khi một thị trấ𝔉n ít tên tuổi tại Trung Quốc đột nhiên nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ các quầy thịt nướng vỉa hè. Sự thành công của họ khiến nhiều thành phố khác chú ý.
Truy Bác (Sơn Đông, Trung Quốc) hiện là điểm du lịch được quan tâm nhất Trung Quốc. Nơi này nổi tiếng từ tháng 3, sau khi nhiều video về thịt nướng giá rẻ ở đây được lan truyền trên mạng xã hội. Ngoài giá rẻ - mỗi bữa chỉ khoảng 30 nhân dân tệ (4,🎀2 USD) một người - thị trấn này còn nổi tiếng nhờ sự thân thiện.
"Thức ăn ở đây rất rẻ", Jiang Yaru – một người dân Zibo hiện làm việc tại Thượng Hải cho biết. Cô về nhà vào đợt nghỉ lễ꧟ 1/5 vừa qua, chỉ để "ăn thịt nướng và tận hưởng không khí vui vẻ". Đặc sản ở đây là thịt xiên nướng than, ăn cùng vỏ bán🌠h kẹp và hành.
Các hàng thịt nướng cô ghé thăm đều đông khách, đa phần là người trẻ. "Những người dân địa phương rất thân thiện và thật thà. Tôi cho rằng đây là lý do chính thị trấn này nổi tiếng như vậy. Đây là trải nghiệm xứng đáng với nhiều du khách", cô cho biết trên CNN.
Số du khách đổ đến Truy Bác nhiều đến mức nơi này ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhiện được gọi là thánh địa thịt nướng của Trung Quốc. GDP thị trấn này đã tăng 4,7% trong quý I, chủ yếu nhờ bán lẻ, du lịch và ăn uống. Tiêu dùng tăng vọt 11%, đảo ngược mức giảm 2% của hai tháng đầu năm.
Sự chuyển d♋ịch của thị trấn này, từ thất bại về sản xuất công nghiệp thành điểm nóng du lịch, đã khiến cả Trung Quốc sửng sốt. Nhiều địa phương đã cử quan chức đến Truy Bác nghiên cứu và học hỏi thành công này.
Câu hỏi hiện tại là liệu rằng "nền kinh tế hàng rong" có thể giúp Trung Quốc đẩy nhanh chuyển dịch mô hình tăng trưởng hay không? Vài năm qua, họ muốn chuyển từ tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu s♈ang phụ thuộc vào tiêu dùng.
"Tôi cho rằng Truy Bác đang hưởng lợi từ tâm lý chỉ tiêu dùng thiết yếu. Thành công của họ có thể phản ánh tác động của điều mới lạ, nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy người dân đang nghèo đi. Ai sẽ chọn đồ ăn đường phố nếu đủ tiền vào nhà hàng có sao Michelin chứ? Nếu có cũng chỉ vài ngư꧅ời thôi, không phải hầu hết đâu", Tsang cho biết.
Sự nổi tiếng của Truy Bác cho thấy người dân muốn du lịch và có trải nghiệm m🦹ới. Tuy nhiên, nó cũng chỉ ra họ đang để ý hơn đến túi tiền của mình khi đà phục hồi của Trung Quốc còn yếu.
"Hiện tượng Truy Bác là sự kết hợp của FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ) của cáᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚc địa phương Trung Quốc và sức ép từ chính phủ về việc phải giải quyết nạn thất nghiệp", Craig Singleton – nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn FDD (Washington, Mỹ) nói.
🅘Kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Thị trường bất động sản vẫn ảm đạm. Niềm tin kinh doanh chưa phục hồi sau nhiều năm giới chức siết kiểm soát doanh nghiệp công nghệ và giáo dục. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đang lao dốc. Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh cũng đang căng thẳng trong nhiều vấn đề.
Triển vọng kinh t𓂃ế mờ mịt khiến các lãnh đạo phải hò🌜a hoãn hơn với doanh nghiệp tư nhân và các công ty vừa và nhỏ. Nhóm này hiện đóng góp hơn 60% GDP và tạo ra hơn 80% việc làm tại Trung Quốc.
Giới chức Trung Quốc tháng 🎃trước thông báo sẽ tăng hỗ trợ "doanh nghiệp cá nhân" như người bán hàng rong, thông qua hệ thống thuế và an sinh xã hội. Truyền thông cũng tích cực đưa tin về những người trẻ làm giàu nhờ quầy hàng rong ở chợ đêm.
Tsang cho rằng hình thức kinh doanh này có thể tạm thời làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, và 🐬giúp người dân bớt cảm thấy nghèo. Tuy nhiên, ông khẳng định "nó sẽ không cứu được kinh tế Trung Quốc".
Hà Thu (theo CNN)