Ngồi cạnh đứa trẻ liên tục quấy khóc trong suốt chuyến bay kéo dài nhiều tiếng đồng hồ là một trải nghiệm khiến nhiều người ám ảnh. Có người cố gắng chịu đựng, nhưng số khác không thể bình tĩnh và nổi cơn thịnh nộ. Một khảo sát tại Mỹ thực hiện vào năm 2014 cho thấy 70% hành khách ủng hộ việc hạn chế trẻ em trên các chuyến bay và 35% đồng ý trả thêm tiền để đi lại bằng dịch vụ không có trẻ em. Nhưng điều này tạo ra làn sóng phản đối gay gắt từ các gia đình có trẻ nhỏ cùng lo ngại các nhà cung cấp dịch vụ khác có thể làm tương tự. Câu hỏi là người lớn nên có thái độ thế nào trong các trường hợp này?
Bày tỏ thái độ không chịu đựng khi bị làm phiền vô lý, độc giả Minh Thiện nêu quan điểm: "Tôi sẽ thông cảm nếu đó là trẻ nhỏ dưới hai tuổi. Còn nếu bé đ𒈔ã lớn hơn mà cha mẹ chúng vẫn để chúng quấy phá người khác thì tôi nghĩ gia đình họ nên tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Tôi cũng từng có con nhỏ nên hiểu rằng việc cha mẹ không biết dỗ con, không hiểu con mình mà cố tình lờ đi, bắt người khác chịu đựng là hành động vô trách nhiệm. Nếu bạn cố mà không được thì người khác có thể cảm thông, nhưng nếu nuông chiều con để nó gây phiền hà người khác thì không thể chấp nhận".
Ám ảnh bởi tiếng trẻ con khóc khi đi máy bay, bạn đọc Hà Thành chia sẻ: "Tôi cũജng gặp nhiều trường hợp trẻ nhỏ quấy khóc trên chuyến bay. Chỉ hơn hai tiếng đồng hồ thôi mà tôi cũng ám ảnh và căng thẳng vô cùng. Trẻ 3-5 tuổi cũng không kém khi nói chuyện ồn ào, tranh luận, giằng co và đạp chân lên ghế phía trước làm tôi vừa bực, vừa khó chịu. Có những trẻ tăng động, không ngừng nói và hoạt động, làm người ngồi ghế trước lẫn ghế sau đều bị ảnh hưởng bởi chúng. Thật sự, tôi rất cảm thông nhưng nhiều bố mẹ cũng bỏ mặc cho con họ muốn làm gì thì làm, vì thế nếu được đi chuyến bay không có trẻ em hoặc ngồi khoang riêng, tôi sẽ thấy nhẹ nhõm và dễ chịu hẳn".
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc HMyVu dẫn chứng trải nghiệm của bản thân: "Tôi sang Nhật Bản, đã gặp những trường hợp trẻ em quấy khóc nơi công cộng mà bố mẹ ngay lập tức đưa con xuống tàu ở ngay ga tiếp theo, cho đến khi con ngưng kඣhóc mới vào lại. Tôi không sính ngoại, nhưng việc cố gắng để không làm phiền tới người khác khi ở nơi công cộng là việc nên làm.
Tất nhiên, điều đấy là không thể khi bạn đang trên máy bay, nhưng bố mẹ nên dạy dỗ con hạn chế làm ồn khi ở nơi công cộng ngay từ khi con còn nhỏ. Nếu như trẻ quá nhỏ và chưa thể nhận thức được đầy đủ xung quanh, thì chính bố mẹ nên🌱 hiểu là mình đang làm phiền đến mọi người xung quanh như thế nào để hạn chế hết mức có thể. Trước khi kêu gọi mọi người thông cảm thì ít nhất bạn hãy tránh làm phiền mọi người tối đa đã".
>> Nhiều cha mẹ Việt nói hay nhưng làm dở
Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, độc giả Hưng Đạo Trần lại chọn cách thông cảm: "Trẻ con quꦜấy khóc thì người khổ sở và đau đớn nhất là những bậc cha mẹ. Ai từng có con, cùng con tham gia những chuyến bay khó khăn như vậy mới thấm thía. Vừa thương con, vừa ngại với những người 🧔xung quanh, mà mình thì bất lực. Ai cũng muốn trẻ ngoan cả, nhưng cũng tùy thể chất, tâm sinh lý từng bé nữa, chứ không riêng gì do lỗi dạy dỗ hay thiếu trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ.
Thiết nghĩ, trong những hoàn cảnh như này, chúng ta hã𒁃y cảm thấy may mắn vì 🔜còn được di chuyển cùng nhau một cách an toàn, hơn là than trách và khó chịu với những đứa bé tội nghiệp ấy".
Đồng quan điểm, bạn đọc Shaori bổ sung thêm: "Trẻ quấy là vì khó chịu. Như tôi đã trưởng thành, đi máy bay cũng nhiều, không bị say, nhưng rất khó chịu, lúc cất cánh thì bị ù tai, hạ cánh thì bị đau. Nếu là bé nhỏ thì phản xạ tự nhiên là đau sẽ khóc. Khi trẻ khóc, người cực nhất là cha mẹ, vừa chịu tiếng khóc to🔯 nhất, vừa lo dỗ con, vừa ngại với người xung quanh.
Người lớn nghe tiếng khóc khó chịu thì có thể đeo tai nghe, bịt t✤ai lại được, còn trẻ em chẳng lẽ lại dán miệng lại không cho bé khóc? Con khóc thì tôi ẵm dỗ, nhưng không phải cứ dỗ là bé sẽ nín, vì tác nhân gây khó chịu (thay đổi áp suất) vẫn còn, bất lực không biết làm sao?".
Độc Jogo kêu gọi sự cảm thông từ những người xung quanh: "Mọi người nên chuẩn bị sẵn nút bịt tai và đồ bịt mắt khi đi máy bay. Có thể không chặn hết 100% tiếng ồn nhưng ít nhất nó cũng khiến bạ💦n dễ chịu hơn. Còn việc em bé quấy khóc thì tôi tin ai trong số chúng ta cũng đều một thời như vậy. Không có ai cố tình để con họ khóc cả, vì chính họ cũng bị nhức đầu, mệt mỏi, ù tai hơn ai hết".
Khẳng định giải pháp tốt nhất là cần sự thiện chí từ cả hai phía (cha mẹ trẻ và những người xung quanh), độc giả Phương Nguyên kết lại: "Nhiều bố mẹ có con nhỏ đi máy bay nhưng lại không chịu tìm hiểu trước cách để con vượt qua những sự khó chịu. Ví dụ khi máy bay chuẩn bị cất cánh là mẹ nên cho bé bú ngay, để giảm áp suất gây đau tai và khó chịu cho bé. Còn người lớn có thể nhai kẹo cao su hoặc phồng miệng, đảo vòng tròn kiểu như tập cơ miệng, để tránh đau tai, ù tai༺. Thực tế, nhiều bà mẹ kh𝓰ông để ý điều này, nên máy bay vừa cất cánh là thấy tiếng con nít khóc ầm ỹ.
Tôi từng ngồi hai tiếng đồng hồ cạnh một em b🔴é khóc như thế nên thấy rất khó chịu. Mong mọi người cũng thông cảm cho các bà mẹ có em bé nhỏ dưới ba tuổi, nhất là các bé sơ sinh. Còn nhỏ, thể trạng yếu, sợ nơi đông người, tiếng ồn... tất cả những lý do đó đều có thể làm ꧂em bé khó chịu nên quấy khóc. Cha mẹ trẻ hẳn cũng khổ tâm lắm. Còn với mấy em bé lớn hơn, cha mẹ cần phải có ý thức quản con mình, đừng làm phiền đến người khác".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.