Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, cho biết quan điểm không tiêm vaccine, để cơ thể tự sản xuất kháng thể khi mắc bệnh, có nhiều rủi ro về sức khỏe. Khi đó, hệ miễn dịch phải chống chọi với các bệnh truyền nhiễm mà không được chuẩn bị trước, nguy 💟cơ biến c🦹hứng cao hơn khi có bệnh nền.
Quan điểm được đưa ra trong bối cảnh có nhiều người truyền bá thông tin "chống vaccine" trên mạng xã hội, thu hút nhiều bình luận đồng tình. Một số người cho rằng không tiêm liều vaccine nào nhằm gi♛ải độc chꦐo cơ thể, cổ vũ mắc bệnh tự nhiên để giúp cơ thể sinh miễn dịch tốt hơn.
Theo bác sĩ Khanh, vaccine giúp cơ thể ghi nhớ cách bảo vệ trước khi mầm bệnh xâm nhập, từ đó hạn chế biến chứng không mong muốn. Tỷ lệ tiêm sau đó mắc bệnh rất🍨 thấp, hoặc mắc bệnh sau khi tiêm sẽ nhẹ hơn do vaccine đã giúp tạo ra đề kháng với bệnh từ trước.
"Nhiều phụ huynh quá chú ý vào 1% tác dụng phụ của vaccine mà bỏ qua 99% tác dụng bảo vệ của nó. Thế giới từng chứng kiến nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, bạch hầu khi chưa có vaccine, tức là để mắc bệnh tự nhiên có tỷ lệ tử vong rất cao. Ngày nay, nhờ sự có mặt của vaccine෴ mà các dịch bệnh này đã giảm mạnh cả số ca mắc và tử vong", bác sĩ Khanh phân tích.
Cùng quan điểm, báಞc sĩ Bạch Thị Chính, Giám đố🐠c Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết những người theo quan điểm "thuận tự nhiên" có thể chưa hiểu đầy đủ về lợi ích bảo vệ do mang lại.
Bác sĩ Chính dẫn trường hợp của vaccine MMR ngừa sởi - quai bị - rub🌌ella được cấp phép sử dụng vào năm 1971. Đến năm 1998, nghiên cứu của bác sĩ Andrew Wakefield (Anh) được công bố trê꧟n tạp chí y khoa The Lancet cho rằng MMR có thể gây ra tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó đều không chứng minh được tác động bất lợi này của vaccine.
Đến năm 2004, 10 trong số 13 tác giả của nghiên cứu đã rút lại kết luận và công bố xin lỗi. Tạp chí The Lancet sau đó đã xóa nghiên cứu này trên🐟 các nền tảng. Sau gần 20 năm, nhiều hội nhóm "anti-vaccine" vẫn dùng nghiên cứu này để bác bỏ các lợi ích bảo vệ của vaccine nói chung.
Theo bác sĩ Chính, các thông tin bất lợi khiến nhiều người lo lắng về vaccine, thường liên quan tới phản ứng như sốt, rối loạn t🍒iêu hóa, sưng đỏ vết tiêm... Tuy nhiên, đây là các bằng chứng cho thấy kháng thể đang được sản sinh, dấu hiệu đáp ứng tốt với vaccine.
"Mỗi loại vaccine sẽ có các phản ứng sau tiêm khác nhau. Thông tin này sẽ được nhân viên y tế thông báo cụ thể trong quá trình tiêm chủng. Phụ huynh đưa trẻ đi tiêm và người được tiêm cần nắm rõ để tránh hoang mang sau tiêꦉm", bác sĩ Chính nói.
V🔯ề các phản ứng nặng (phản vệ), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê tỷ lệ xảy ra kh🉐oảng 0,1% đến dưới 1% trên tổng số các trường hợp tiêm chủng, ví dụ sặc sữa, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, các bệnh bẩm sinh thường dễ nhầm lẫn thành các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng.
Để tiêm chủng an toàn và đạt hiệu quả, bác sĩ Ch💃ính lưu ý mọi người chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, đáp ứng quy trình bảo quản vaccine chất lượng và thực hiện quy trình tiêm chủng nghiêm ngặt.
Nhật Linh
Hiện gần 130 trung tâm tiêm chủng VNVC đang có hơn 40 loại vaccine, phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm ở cả trẻ em và người lớn. Mọi người khi đến VNVC tiêm chủng được miễn phí dịch vụ khám sàng lọc trước tiêm, được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra sức khỏe và tư vấn các mũi tiêm phù hợp với lứa tuổi. 100% bác sĩ, điều dưỡng tại VNVC có chứng chỉ tiêmꦏ chủng an toàn; điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu về tiêm chủng, kỹ năng tiêm giảm đau cùng với sự chu đáo và nhiệt tình chăm sóc trẻ.
Mọi thông tin cá nhân của mọi người được lưu giữ bảo mật và không cần khai báo lại khi đến tiêm chủng các lần kế tiếp. Mọi người cũng có thể tự tra cứu lịch sử tiêm chủng của mình cũng như có thể đặt lịch tiêm qua website hoặc ứng dụn✱g Mobile App VNVC.