Huyện Lâm Bình, Tuyên Quang có 12 dân tộc sinh sống, đặc biệt, dân tộc Kinh chỉ chiếm 2%, còn lại🔜 phần lớn là dân tộc Tày và Pà Thẻn. Người Pà Thẻn tạ🦩i thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang có tới 90 hộ với hơn 400 nhân khẩu.
Người Pà Thẻn có một nghi lễ đặc trưng riêng đó là lễ nhảy lửa thiêng liêng và huyền bí. Hàng năm từ ng♕ày 16/10 âm lịch, các thầy cúng trong bản sẽ mở hội lễ nhảy lửa (cầu lửa). Dịp này, các thầy cúng chiêu mộ học trò, dạy các trò học làm thầy cúng để truyền nghề tới hết 15/1 âm lịch năm sau. Đây là thời khắc giao thời giữa năm cũ và 🌄năm mới với mục đích tạ ơn các thần sau một năm đã phù hộ cho dân bản có một năm mùa màng tốt tươi, canh tác thuận lợi, người dân trong bản khỏe mạnh không ốm đau bệnh tật.
Các thầy sẽ chỉ nhận học trò là nam giới người Pà Thẻn, kể cả trẻ em. Và đó phải ♒là người được thần chọn, không phải 🦩ai đăng ký cũng được theo học. Trước đây nghi lễ còn kiêng không cho phụ nữ tới xem, nhưng theo thời gian các thầy cúng dần cho phép toàn bộ dân làng tham dự.
Nghi lễ được tổ chức ở một khoảng sân chung rộng ở bản và chia làm hai phần, cúng trước khi mặt trời lặn diễn ra khoảng 🌸3-4 tiếng và nhảy lửa sau khi trời tối diễn ra trong khoảng 1 tiếng. Phần đầu là phần thầy cúng gọi mời thần và "âm binh" tới tham gia lễ và nhập vào các học trò.
Thầy cúng sẽ ༒ngồi trên một ghế gỗ dài, phía trước là🃏 dụng cụ cúng bằng thanh tre và sắt. Các học trò tham gia nghi lễ nhảy lửa sẽ ngồi thành hàng trên chiếu phía sau thầy cúng để cùng làm lễ.
Tối trời, lúc cơ thể của các học trò rung lên, đầu lắc liên tục là khi các vị thần đã nhập vào họ thành công. Họ sẽ có nhiều sức mạnh và chỉ trực tìm lửa để nhảy vào. Phần hai là nghi lễ nhảy lửa diễn ra từ khi mặt trời lặn, lúc này một đống lửa to đã được 🍸đốt sẵn cháy thành than đỏ rực ngay gần đó. Những người tham gia nhảy lửa sẽ thay nhau nhảy vào đống than hồng đó, dùng cả tay và chân trần để phá cho tới khi tàn lửa. Điều đặc biệt là sau khi nhảy vào lửa chân tay họ không hề bị bỏng, đau đớn hay trầy xước.
Một người tham gia lễ nhảy lửa cho hay, khi thần nhập vào người, họ có cảm giác rất lạnh và nhìn thấy lửa là rạo rực muốn lao vào. Càng nhảy vào lửa thì họ lại càng thấy sảng khoải, dễ chịu và ấm người. Khi nhảy họ nhắm mắt và 🔥được thần dẫn đi nên bản thân họ không biết là khi đó bản thân đang lao vào đống lửa.
Sau khi đống lửa tàn, thầy cúng chiêu mộ các học trò về lại hàng chiếu phía sau để kết thúc lễ. Họ cảm ơn các vị thần đã tới dự lễ chung vui cùng dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho 🍒dân làng được ꦫấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia.
Kết thúc, thầy cú🐓ng sẽ giải lễ cho các học trò để họ trở về là người thường. Tương truyền, nếu thầy cúng không giải lễ mà để cho học trò ra về thì khi về tới nhà có đống lửa nào thì người đó cứ nhảy vào phá hết đống lửa đó.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn có lịch sử lâu đời, được truyền lại qua nhiều thế hệ; thể hiện những yếu tố văn hóa, tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai, niềm tin vào thế giớꦬi thần linh và những thế lực siêu nhiên. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa lễ hội này vào Danh mಌục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2012 nhằm bảo tồn và phát huy một lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa và thu hút được đông đảo cộng đồng tham gia.
Thảo Nguyễn
Dân tộc Pà Thẻn còn có tên là Pá Hưng, Tống; sử dụng nhóm ngôn ngữ Mèo -Dao. Người Pà Thẻn tập trung ở một số xã của tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Họ 𒉰sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, với cây lương𝔍 thực chính là lúa, ngô.
Dân tộc Pà Thẻn có nhiều dòng họ. Những người cùng họ coi nhau như những người thân thích có chung một tổ tiên, không được lấy nhau. Người Pà Thẻn có tục ở rể tạm thời, nếu gia đình không có con trai mới lấy rể về ở hẳn. Ngườ💞i ở rể phải thờ ma♛ họ vợ, con cái một nữa theo họ bố, một nữa theo họ mẹ.
Tranꦐg phục của người Pà Thẻn 𝔉mang sắc đỏ rất nổi bật, được người phụ nữ Pà Thẻn dệt tay rất công phu và tỉ mẩn. Một bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Pà Thẻn mất từ 4-5 tháng để hoàn thành và đặc biệt phức tạp và cầu kỳ với vấn tóc quấn nhiều vòng trên đầu với nhiều mảng hoa văn đặc trưng.
Họ có truyền thống ăn Tết Nguyên đán, Tết sâu bọ và꧅ Tết tháng 9 (còn gọi là Tết quá chự pa). Tết sâu bọ của đồng bào Pà Tꦏhẻn cũng giống Tết Đoan Ngọ của người Kinh, nhưng họ cúng và ăn bánh sừng trâu truyền thống làm từ gạo nếp và lá nón. Tết tháng 9 là tết giã bánh giày từ 25 - 29/9 âm lịch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng của người dân ở đây được bội thu.