Ngày 1/8, GS Ngô Bảo Châu xuất hiện trong sự kiện giới thiệu Tủ sách “Cánh cửa mở rộng” của NXB Trẻ do anh và nhà văn Phan Việt đứng tên chủ biên. Ngô Bảo Châu cho biết, anh nhận lời làm chủ biên cho Tủ sách “Cánh cửa mở rộng” vì tò mò. Vốn là người yêu sách, ngày nhỏ Ngô Bảo Châu đã đọc sách rất nhiều, và anh luôn tự hỏi về quy trình để một cuốn sách chào🍎 đời. Khi đã đạt được những thành công lớn với toán học, Ngô Bảo Châu có nhiều điều kiện hơn với sách, và lời đề nghị tham gia dự án thực hiện tủ sách “Cánh cửa mở rộng” đã đến đúng lúc. Hai năm qua, cùng với nhà văn Phan Việt, GS Ngô Bảo Châu đã chủ biên 17 đầu sách của tủ sách “Cánh cửa mở rộng” quy tập những đầu sách có giá trị, mở ra cánh cửa tri thức cho ♛giới trẻ.
Trên vai trò chủ biên, Ngô Bảo Châu đã thu nhận được một số trải nghiệm trong việc làm sách và nhận ra đây là công việc không hề dễ dàng. Anh chia sẻ với bạn đọc và báo chí một số công việc bếp núc trong việc thực hiện các tác phẩm của Tủ sách “Cánh cửa mở rộng”. Giữa chủ biên và những người làm sách không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau trên từng cuốn. Trường hợp bộ tiểu thuyết “Der Zauberberg” (Núi Thần) của Thomas Mannra mắt lần này là một ví dụ. Đây là một đầu sách Ngô Bảo Châu cũng như nhiều người bạn nước ngoài của anh rất tâm đắc, nhưng khi giới thiệu để xuất bản tại Việt Nam thì gặp phải nhiều trở ngại, chủ yếu là do nó quá dày. Ngô Bảo Châu cho biết, khi anh hỏi bạn bè mình đánh giá cao tiểu thuyết nào thì tần số trả lời “Der Zauberberg” rất cao. Tuy vậy, ngay cả khi tập một của bộ tiểu thuyết đã được dịch xong, câu hỏi có nên in nó không vẫn còn chưa ngã ngũ. Có ý kiến nói rằng nên chờ dịch xong tập hai sẽ tung cả hai tập, có ý kiến hồ nghi về mặt doanh thu, việc thảo luận đã diễn ra trong Ban lãnh đạo Nhà xuất bản Trẻ. Với bộ tiểu thuyết khổng lồ hơn 1.000 trang, việc tung ra thị trường là một thử thách với những người làm sách tại Nhà xuất bản Trẻ, cuối cùng câu nói có tính chất quyết định để “Núi Thần” chào đời tại Việt Nam là của Phó Giám đốc phụ trách nội dung Ngꦯuyễn Thế Truật: "Ai đã đọc “Núi Thần” tập một chắc chắn sẽ phải đọc tập hai". Vậy là “Núi Thần” được cấp phép với tập một dày 670 trang, giá 199.000 đồng.
Về việc đọc sách, Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Tạo hóa cho mình một cuộc sống rất hữu hạn, nhiều thì tám mươi năm, ít thì không được thế, vậy nên đọc sách cho mình ✤khả năng khát vọng sống nhiều cuộc sống, sống được nhiều hơn...”. Chia𝓀 sẻ về sách của GS Ngô Bảo Châu cũng được trích in trên bìa bốn các cuốn sách của “Cánh cửa mở rộng” như một slogan: “Trang sách chính là cửa sổ mở sang những cuộc đời khác, những thế giới khác. Và cũng là chỗ để ánh sáng mặt trời rọi vào cuộc đời mình”.
Mỗi cuốn sách lại có 𒊎con đường khác nhau tìm đến với GS Ngô Bảo Châu. Ngoài những sách anh tự tìm đọc, còn qua kênh bạn bè, hay qua thông tin từ sách báo. Chẳng hạn cuốn “Khởi sinh của cô độc” đã đến với anh trong khoảng thời gian cuộc sống có nhiều biến động, anh cảm thấy cần tìm lại quá khứ, một quá khứ mà anh cảm nhận nó đang dần tuột khỏi tay mình. Ngô Bảo Châu coi cuốn sách của Paul Auster như một sự cứu rỗi.
Có 🔜hai kỷ niệm khiến Ngô Bảo Châu cảm thấy tin tưởng và tạo hứng khởi cho anh trong quá trình tìm kiếm những cuốn sách hay, giá trị cung cấp cho độc giả trẻ Việt Nam. Đó là một lần về nước anh ra các tiệm sách ở phố Đinh Lễ thấy sách mình tuyển chọn được bày bán nhiều, tại những vị trí thuận tiện, được độc giả quan tâm. Kỷ niệm thứ hai mang tính cá nhân nhiều hơn. Anh có một người bạn chẳng may mắc vòng lao lý phải thụ án tại trại giam. Thông qua gia đình bạn, anh gửi tặng năm cuốn sách trong số sách của Tủ sách “Cánh cửa mở rộng” đã thực hiện. Sau này có dịp gặp mặt, người bạn ấy nói rất thích một trong năm cuốn sách ấy - cuốn “Phải – Trái; Đúng – Sai” của Michael Sandel và đề nghị nếu 🧸có sách tương tự hãy gửi cho anh ấy. “Phải – Trái; Đúng – Sai” là một cuốn sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học của một GS đang giảng dạy tại Đại học Harvard, Mỹ mà Ngô Bảo Châu cũng rất tâm đắc và đã giới thiệu để in. Câu chuyện nhỏ ấy khiến anh tin tưởng hơn vào việc làm sách.
Về câu hỏi dịch thuật cho anh niềm vui gì bên cạnh toán học, Ngô Bả𒆙o Châu nói, anh chưa dịch nhiều, chủ yếu là do vấn đề thời gian, mới chỉ nhúng tay thử dịch vài chương đầu của cuốn “Khởi sinh của cô độc” và thấy rất thú vị. “Nếu một ngày không còn làm toán nữa, tôi sẽ dành thời gian dịch sách”, GS Châu nói.
Dương Tử Thành