Đánh giá sức mạnh của những mạng lưới huyễn tưởng là một thách thức bởi vẫn còn có ngộ nhận sâu rộng hơn về cách mà các đại mạng lưới thông tin vận hành - dù chúng có huyễn tưởng hay không. Sự ngộ nhận này có thể được gói gọn trong cái mà tôi gọi là "góc nhìn ngây ngô về thông tin". Nếu những câu chuyện như thần thoại về Phaethon hay bài thơ "Học đồ của vị phù thủy" phô bày một cái nhìn quá bi quan về tâm lý cá thể con người, góc nhìn ngây ngô về thông tin lạ🌸i truyền bá một cách nhìn quá lạc quan về các đại mạng lưới của con người.
Góc nhìn ngây ngô về thông tin cho rằng bằng cách thu thập và xử lý nhiều thông tin hơn hẳn năng lực của một người bình thường, các đại mạng lưới có được hiểu biết vượt trội về y học, vật lý, kinh tế, và về nhiều lĩnh vực khác, khiến cho chúng không chỉ mạnh mẽ mà còn thông tuệ, khôn ngoan. Ví dụ, bằng cách thu thập thông tin về mầm bệnh, các công ty dược phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể xác định nguyên nhân thật sự của nhiều chứng bệnh, cho phép họ bào chế các loại thuốc hiệu quả hơn và có quyết định sử dụng chúng đúng đắn hơn. Quan điểm này khẳng định miễn là có đủ lượng thông tin thì sẽ dẫn đến sự thật, và sự thật này dẫn đến cả quyền lực lẫn s🌄ự thông tuệ. Vô minh, ngược lại, không dẫn chúng ta đến đâu.
Đúng là trꦦong một vài thời điểm của khủng hoảng lịch sử, những mạng lưới huyễn tưởng hay giảo hoạt có thể trỗi dậy và phát triển, nhưng tro💛ng dài hạn chúng chắc chắn không thể tranh đua với những đối thủ sáng suốt và trung thực. Một dịch vụ chăm sóc sức khỏe bỏ qua thông tin về mầm bệnh, hoặc một đế quốc dược phẩm cố tình truyền bá thông tin sai lệch, cuối cùng sẽ thất bại trước những đối thủ cạnh tranh sử dụng thông tin minh triết hơn. Trên cơ sở này, "góc nhìn ngây ngô" ngụ ý những mạng lưới huyễn tưởng chỉ là sự lầm lạc phút chốc, nhưng chúng ta có thể tin rằng các đại mạng lưới thường sẽ vận dụng quyền lực một cách khôn ngoan.
Đương nhiên, "góc nhìn ngây ngô" thừa nhận có rất nhiều sai sót có thể xảy ra trên con đường dẫn chúng ta từ thông tin thuần túy đến sự thật. Chúng ta có thể mắc phải những sai lầm không vụ lợi trong quá trình thu thập và xử lý thông tin. Các tác nhân🍰 hiểm độc bị thúc đẩy bởi lòng tham hay sự thù hận, có thể che giấu những thông tin quan trọng hay thậm chí là cố gắng lừa dối chúng ta. Kết quả là thông tin đôi khi dẫn đến sai lầm hơn là sự thật. Ví dụ, lượng thông tin nửa vời, cách phân tích lỗi, hay một chiến dịch xuyên tạc thông tin có thể khiến ngay cả các chuyên gia nhận định sai về căn nguyên của một căn bệnh cụ thể.
Tuy nhiên, "góc nhìn ngây ngô" tin rằng liều thuốc giải độc tốt nhất cho hầu hết các vấn đề chúng ta gặp phải trong quá trình thu thập và xử lý thông tin là thu thập và xử lý thông tin nhiều hơn nữa. Dẫu con người luôn có thể mắc lỗi, song thông tin càng nhiều sẽ dẫn đến độ chính xác càng cao trong đại đa số trường hợp. Một vị bác sĩ đơn độc muốn xác định nguyên nhân của một dịch bệnh bằng cách kiểm tra duy nhất một bệnh nhân thì sẽ khó thành công hơn hàng nghìn bác sĩ thu thập dữ liệu của hàng t🦩riệu bệnh nhân. Và nếu chính giới y sinh đang âm mưu che giấu sự thật, việc công khai thông tin y tế cho người dân và các nhà báo điều tra cuối cùng sẽ giúp hiển lộ ra trò lừa đảo nếu có. Với góc nhìn này, mạng lưới thông tin càng lớn thì nó càng gần đến sự thật.
Vấn đề l🅠à, ngay cả khi chúng ta phân tích thông tin hoàn toàn chính xác và khám phá được những sự thật quan trọng, không có gì đảm bảo chúng ta sẽ sử dụng các kết quả thu được một cách khôn ngoan. Sự thông tuệ thường được hiểu là "quyết định đúng", nhưng "đúng" là gì lại phụ thuộc vào hệ giá trị đánh giá khác nhau giữa những con người, nền văn hóa, hay ý thức hệ. Các nhà khoa học phát hiện ra một mầm bệnh mới có thể phát triển một loại vaccine để bảo vệ con người. Nhưng nếu các nhà khoa học này - hoặc các ông trùm chính trị - tin vào một hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc chủ trương rằng một số chủng tộc là thấp kém hơn và cần bị loại trừ, kiến thức y học mới có thể được sử dụng để phát triển một loại vũ khí sinh học giết người hàng loạt.
Ngay cả trong trường h🦄ợp này, "góc nhìn ngây ngô" vẫn tin rằng thêm thông tin sẽ cung cấp một phần cơ hội cứu chữa sai lầm. Góc nhìn này tin rằng sự bất đồng về giá trị thật ra cũng chỉ là lỗi của việc thiếu thông tin hay là kết quả của các chiến dịch xuyên tạc thông tin có chủ ý. Trên cơ sở đó, góc nhìn này cho rằng các nhóm phân biệt chủng tộc chỉ là những người thiếu thông tin, không biết đủ sự thật về sinh học và lịch sử. Họ nghĩ "chủng tộc" là một phạm trù sinh học vững chắc, và chẳng may bị tẩy não bởi các thuyết âm mưu giả hiệu. Do đó, thuốc chữa cho nạn phân biệt chủng tộc chính là cung cấp nhiều hơn cho quần chúng các sự thật về sinh học và lịch sử. Điều này có thể mất thời gian, nhưng trong thị trường tự do thông tin, sự thật không sớm thì muộn sẽ chiến thắng.