Ông Petr G. Shcheđrovitsky sẽ làm việc ở Việt Nam về điện nguyên tử từ ngày 8 - 11/2. Ảnh: H.T. |
Tập đoàn nhà nước năng꧅ lượng nguyên tử Rosatom của Nga hôm nay vừa sang Việt Nam để bàn về những bước tiếp theo trong hợp tác Nga - Việt về năng lượng nguyên tử.
"Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm về tiêꦑu chuẩn an toàn hạt nhân của Nga. Lò phản ứng của Việt Nam khó có khả năng xảy ra sự cố như ở nhà máy điện hạt n🧸hân Fukushima, Nhật Bản", ông Petr G. Shchedrovitsky khẳng định.
"Tiêu chuẩn an toàn của Nga từ trước luôn chặt chẽ hơn tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà máy do Nga xây dựng đều đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các thiết kế lò phản ứng đã được đề phòng và dự bị nhiều khả năng♑ chống lại sự cố có thể xảy ra", ông Petr G. Shchedrovitsky nhấn mạnh.
Về công nghệ hạt🎐 nhân sử dụng cho nhà máy điện hạt nhân Việt Nam, ông Shchedrovitsky thông tin, đa số tổ máy mới xây dựng lò phản ứng hạt nhân dựa trên nguyên tắc nước dưới áp công suất. Đây là công nghệ mà khoảng 80% dự án tổ hợp nhà máy điện hạt nhân trên thế giới sử dụng.
Vị cố vấn ch��o biết, lò p⛎hản ứng Fukushima xây dựng từ cách đây 40 năm. Trong khi Việt Nam xây dựng tổ máy hiện đại thuộc thế hệ thứ 3+, đảm bảo an toàn. Từ sự kiện Fukushima, các nước còn rút ra bài học liên quan trực tiếp đến tiêu chuẩn an toàn động đất.
Khu vực chọn địa điểm các lỗ khoan khảo sát tại vùng dự án đặt nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: Sơn Ninh. |
Nga đã nhận nhiều sinh viên Vi🍰ệt Nam đề tào tạo về điện hạt nhân. Năm ngoái là 19 người, còn năm nay là 70 người. Sau khi đào tạo, sinh viên có đủ khả năng làm việc liên quan đến điện hạt nhân, thiết kế, quản lý hoặc tổ chức cơ quan có 🎐thẩm quyền và khả năng giám sát ngành hạt nhân.
Dự án điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam dự kiến đ💛ặt tại tỉnh Ninh Thuận, gồm hai nhà máy có tổng công suất 4.000 MW. Theo kế ho🤡ạch sẽ khởi công nhà máy 1năm 2014 và bắt đầu phát điện năm 2020. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ sử dụng công nghệ của Nga. Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Hương Thu