"Hành động của Mỹ sẽ kích hoạt hiệu ứng domino, phá hủy hoàn toàn một trong những thỏa thuận quân sự chủ chốt nhằm xây dựng lòng tin thời hậu Chiến tranh Lạnh. Chúng tôi không muốn các đồng minh của Washington đầu hàng áp lực và theo bước họ, nhưngඣ nguy cơ đó vẫn tồn tại", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov hôm nay nói.
Hiệp ước Bầu trời mở được Mỹ, Nga và một số quốc gia châu Âu ký năm 1992, có hiệu lực năm 2002 nhằm thúc đẩy tính minh bạch về hoạt động quân sự. Theo hiệp ước, 35 quốc gia thành viên được tiến hành các chuyến bay giám sát trên khôn♔g phận của nhau, nhưng phải thông báo trước 72 tiếng để nước chủ nhà có thời gian phản hồi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 5 thông báo nước này sẽ rời hiệp ước với lý do Nga nhiềꦇu 😼lần vi phạm thỏa thuận. Quan chức Nhà Trắng cho biết quá trình rút khỏi hiệp ước sẽ hoàn tất trong 6 tháng và Tổng thống Trump vẫn để ngỏ khả năng quay lại.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ryabkov hoài nghi khả năng Washington trở lại hiệp ước. "Họ đã đưa ra quyết định cuối cùng. Đề xuất c♐ho rằng Moskva có thể đảo ngược điều này chỉ là chiêu trò, cũng giống những nỗ lực đáng xấu hổ trước đây nhằm đổ trách nhiệm vi phạm thỏa thuận cho bên khác", ông nói thêm.
Quan chức Nga gọi Bầu trời mở là "một trong𒊎 những cột trụ an ninh của châu Âu", cho biết nước này đang đánh giá khả năng tiếp tục tham gia hiệp ước sau khi Mỹ rút khỏi thỏa tඣhuận.
Các thành viên NATO và một số nước Đông Âu nhiều lần hối thúc Mỹ duy trì thỏa thuận do lo ngại Nga sẽ rút khỏi hiệp ước để đáp trả, gây suyও yếu an ninಌh trong khu vực. Quyết định của Trump cũng gây nghi ngờ về khả năng Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START được ký với Nga năm 2010 và hết hạn vào tháng 2/2021, trong đó cho phép mỗi nước triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân.
"Hành động rút khỏi hiệp ước của Trump là quá vội vàng và thiếu trách nhiệm", Daryl Kimball, giám đốc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở tại M𒊎ỹ, nhận xét.
Vũ Anh (Theo RT)