"Hướng giải quyết bằng đe dọa và gây áp lực, gồm áp lệnh trừ🌞ng phạt đối với chính quyền hiện tại ở Myanmar, là không có tương lai và cực kỳ nguy hiểm", hãng thông tấn Nga Interfax hôm nay dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay. "Những chính sách như vậy sẽ đẩy Myanmar tới cuộc nội chiến toàn diện".
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội hôm 1/2 tiến hành đảo chính quân sự, bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền dân sự. Hàng trăm nghìn người Myanmar xuống đường biểu tình gần như mỗi ngày kể 🐓từ đó.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, tính đến🤪 4/4, hơn 2.500 người bị bắt và ít nhất 564 người đã chết trong các cuộc biểu tình. Người biểu tình hôm qua tiඣếp tục xuống đường ở Mandalay, Yangon, Bago, một thị trấn nhỏ ở bang Kachin và thị trấn Pale ở vùng Sagaing.
Mỹ, Anh, Australia và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hội đồng quân sự cầm quyền và các doanh nghiệp thuộc sở hữu quân đội Myanmar để phản ứng với cuộc đảo chính. Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, phản đối áp lệnh trừng phạt, cho rằng biện pháp này có thể⛄ khiến tình hình Myanmar hỗn loạn hơn.
Mối quan hệ quốc phòng g✨iữa Nga và Myanmar đã phát triển trong những năm gần đây, khi Moskva cung cấp học bổng đào tạo học viên quân sự cũng như bán vũ khí cho quân đội Myanmar. Nga là bên cung cấꩲp ít nhất 16% lượng vũ khí mà Myanmar mua năm 2014-2019, theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin cuối tháng trước tới Myanmar gặp Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing, người hiện lãnh đạo chính quyền quân sự. Chuyến thăm được đánh giá là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự ủng hộ cꦬủa Nga đối với các nhà cầm quyền quân sự mới ở Myanmar.
Huyền Lê (Theo AFP)