Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS) hôm qua công bố những bức ảnh vệ tinh cho thấy cơ sở hạ tầng quân sự Nga ở Kaliningrad, vùng lãnh thổ hải ngoại Nga tiếp giáp với hai thành viên NATO là Ba Lan và Litva, đã được cải tạo đáng kể từ giữa năm 2016, CNN đưa tin.
FAS cho rằng một😼 trong ba hầm chứa ngầm tại khu vực đã được đào sâu hơn trước khi được che🎉 phủ trong những tháng gần đây, và "có lẽ sẽ sớm trở lại trạng thái hoạt động". Hans M. Kristensen, giám đốc dự án thông tin hạt nhân tại FAS, cho 𝄹biết chưa rõ khả năng chứa vũ khí hạt nhân của cơ sở này.
"Các đặc điểm xun๊g quanh khu vực cho thấy nó có khả năng dùng để phục vụ lực lượng khô🌸ng quân hoặc hải quân Nga. Nhưng nó cũng có thể trở thành khu vực chứa đầu đạn hạt nhân cho cả lực lượng không quân, hải quân, lục quân, phòng không và tuần duyên trong vùng", ông nhận định.
Kristensen cho🌄 biết Nga vẫn giữ đầu đạn hạt nhân tại các kho chứa "trung tâm🐲", được cho là nằm trong lục địa. Ông suy đoán rằng cơ sở tại Kaliningrad "có khả năng hoạt động như khu vực lưu trữ trong tương lai để đưa các đầu đạn từ khu vực trung tâm tới đây nếu xảy ra khủng hoảng".
Động thái này của Nga gây chú ý bởi Kaliningrad là khu vực nhạy cảm, nằm ngay cạnh các thành viên phía đông của NATO, trong bối cảnh quan hệ giữa Moskva và phương Tây ngày càng căng thẳng. Điện Kremlin chưa bình luận về việc hiện đại hóa cơ sở hạt nhân tại đây, nhưng từng tuyên bố có quꦍyền triển khai vũ khí tại Kal꧙iningrad.
Hồi tháng 2, các quan chức Mỹ và châu Âu bày tỏ lo ngại về việc Nga quân sự hóa vùng Baltic sau khi Điện Kremlin triển khai các tên lửa đạn đạo Iskander mới tới Kaliningrad. Một quan chức quốc phòng Mỹ tại châu Âu cảnh báo đây là "động⛎ thái di c💝huyển lực lượng lớn nhất từng thấy".
Một tháng sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ về các "siêu vũ khí" có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn của NATO, nhằm đáp trả những động thái mang tính đe dọa ♑từ phương Tây.
Ánh Ngọc