"Các hoạt động vận chuyển đường không bất thường trong thá🦄ng 11 cho thấy Nga nhiều khả năng đã rút các hệ thống phòng không chiến lược ra khỏi thành phố Kaliningrad giáp biển Baltic, nhằm bù đắp những tổn thất gần đây trên mặt trận Ukraine", báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh ngày 26/11 cho biết.
Bộ Quốc phòng Anh cho hay động thái này diễn ra sau khi 🎐Nga hứng chịu loạt tổn thất về hệ thống phòng không S-400 tại chiến trường Ukraine vào cuối tháng 10.
VchꦆK-OGPU, kênh Telegram chuyên dẫn thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), ngày 26/10 cho biết Ukraine đã phóng loạt Tên lửa Lục quân Chiến thuật (ATACMS) do Mỹ viện trợ vào hai trận địa phòng không của Nga ở tỉnh Lugansk, khiến ba tổ hợp S-400 bị phá hủy.
Video do tài khoản Telegram khác của Nga đăng cho thấy cảnh một c🐲ột khói lớn bốc lên, dường như như là hiện trường vụ tập kích. Ukraine trước đó cũng nhiều lần tuyên bố phá hủy thành công hệ t🃏hống S-400 của Nga, trong đó có cuộc tập kích tại tỉnh Belogrod hồi đầu tháng 10.
Bellingcat, tổ chức phân tích tin tình báo mã nguồn mở có trụ sở ở Hà Lan, hôm 13/11 cho 𓆉biết số chuyến bay chở hàng quân sự của Nga từ Kaliningrad gần đây tăng mạnh, đặc𒈔 biệt là vận tải cơ Il-76 và An-124. Đây là những vận tải cơ hạng nặng, chuyên chở khí tài có trọng lượng lớn như xe tăng hay tổ hợp phòng không của Nga.
Các hình ảnh vệ tinh sau đó cho thấy có sự thay đổi rõ rệt tại hai căn cứ phòng không ở Kaliningrad, khi một số tổ hợp S-400 tại đây đã được chuyển đi. Một số nhà quan sát nhậ🤡n định Nga có thể đã vận chuyển các hệ thống S-400 tại𝓰 Kaliningrad đến tập kết tại Rostov-on-Don, thành phố nằm sát biên giới đông nam của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga chưa ꦬbình luận về báo 𒐪cáo của tình báo Anh.
Nga bố trí nhiều tổ hợp S-400 ở vùng lãnh thổ Kaliningrad, bởi đây là khu vực có ý nghĩa chiến lược, tiếp giáp với hai nước thành viên NATO là Ba Lan và Litva. Nga coi Kaliningrad là chốt chặn quan trọng trong trường hợp xung đột với NAT൩O nổ ra.
Theo Bộ Quốc p꧋hòng Anh, việc Nga rút hệ thống phòng không khỏi Kaliningrad cho thấy chiến sự kéo dài tại Ukraine đã gây ảnh hưởng lớn tới năng lực quân sự của Moskva, buộc nước này phải chấp nhận "r𝔉ủi ro" để phân bổ lại lực lượng cho mặt trận cần ưu tiên.
Được quân đội Nga biên chế từ năm 2007, S-400 là hệ thống phòng không tầm xa của Nga, có khả năng đánh chặn tiêm kích tàng hình và tên lửa hành tr💧ình ở khoảng cách tới 400 km, cũng như tên lửa đạn đạo ở phạm vi 60 km, độ cao 30 km.
Tu꧒y nhi൲ên, tổ hợp này rất khó phát hiện và ngăn chặn UAV, vốn có kích thước nhỏ và được chế tạo bằng vật liệu ít phản xạ sóng radar.
Phạm Giang (Theo Kyiv Post, Newsweek)