"Chúng tôi lên kế hoạch mở điểm bỏ phiếu tại đại sứ quán ở thủ đô Washington và lãnh sự quán ở c🦩ác thành phố New York, Houston", Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày ღ16/1 cho hay.
T🦂🔜hông báo được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do chiến sự Ukraine. Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine và cùng phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề với Nga.
Nga tuần trước cho biết vẫn chưa quyết địnꦺh liệu có mở điểm bỏ phiếu ở các nước châu Âu mà Moskva coi là "không thân thiện" hay không. "Chúng tôi đang yêu cầu các nước đảm bảo an ninh", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga ꦍMaria Zakharova nói, thêm rằng quyết định sẽ được đưa ra vào cuối tháng này.
Sau lần đầu tiên đưa Mỹ và Czech vào danh sách nước không thân thiện hồi năm 2021, Nga từ đó đã mở rộng danh sách đꦇối với cả những quốc gia trừng phạt Moskva liên quan chiến sự ở Ukraine hay ủng hộ Kiev. Nga hiện xem 49 nước là 🌞quốc gia "không thân thiện".
Bầu cử tổng thống Nga năm nay diễn ra vào ngày 17/3. Tổng thống Vladimir Putin, 71 tuổi, người nắm quyết từ năm 2000, đã tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ thứ năm🅷 với tư cách ứng viên độc lập. Hơn 30 ứn✤g viên cũng đã nộp đơn tranh cử.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) cũng sẽ lập các đi🍸ểm bỏ phiếu ở 4 tỉnh sáp nhập từ Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson.
Nếu đắc cử, ông Putin sẽ tiếp tục nắm quyền tới năm 2030 và vẫn có thể tái tranh cử thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa. Kết quả các cuộc thăm dò cho thấy ông nhận được🧸 ủng hộ từ khoảng 80% người dân Nga và được dự báo giành chiến thắng dễ dàng.
Nhà khoa học chính trị Nga Alexey Martynov tháng trước cho rằng tình hình chiến sự ở Ukraineꦦ sẽ trở thành chủ đề chính của chiến dịch tranh cử. Các ứng viên phải nê🀅u bật cơ cấu chính trị nội bộ, đề ra giải pháp hỗ trợ quân nhân Nga cùng gia đình họ, giải quyết các vấn đề xã hội liên quan. Các ứng viên cũng phải nêu rõ cách họ nhìn nhận đời sống đất nước dưới áp lực lệnh trừng phạt và mối quan hệ bế tắc với phương Tây.
Huyền Lê (Theo AFP, Moscow Times)