"Việc rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) sẽ cho phép Mỹ triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại châu Âu, giống như thời Chiến tranh Lạnh. Sự xuất hiện của chúng và mối đe dọa với Nga buộc chúng ta đặt toàn bộ các hệ thống tên lửa Mỹ trong tầm ngắm để tạo thế cân bằng", TASS dẫn lời phát ngôn ꦑviên Đi🐷ện Kremlin Dmitry Peskov hôm qua cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua họp báo thường niên cùng 1.700 phóng viên từ khắp thế giới, trong đó đề cập nguy cơ chạy đua vũ trang và nổ ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu. "Chúng tôi không tìm cách chiếm lợi thế, mà chỉ đang cố duy trì cân bằng hợp 𝕴lý", ông chủ Điện Kremlin phát biểu.
Putin trước đó đề xuất thêm một nước thứ ba vào INF, đồng thời tiết lộ Nga có thể hoán cải nhiều tên lửa hành trình tối tân như Kalibr, Kh-101 và Kinzhal, cho phé𒆙p triển khai chúng trên các bệ phóng mặt đất nếu hiệp ước INF đổ vỡ. Đây được coi là một phần chiến lược đối phó việc Mỹ quyết định rút khỏi INF.
Nga nhiều lần cáo buộc Mỹ vi phạm INF khi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore tại Ba Lan và Romania. Moskva cho rằng các bệ phóng thẳng đứng Mk. 41 của Aegis Ashore có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn tới 2.500 km, vươn🔥 tới nhiều khu vực sâu trong lãnh thổ Nga. Điều khoản INF cấm hai bên phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Căng thẳng Nga - Mỹ khiến nhiều đồng minh của Washington lo ngại, cho rằng việc nước này rút khỏi INF sẽ mở đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt châu Âu trong tầm ngắm của nhiều loại tên lửa hạt n🐓hân. Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Garesimov hôm 6/12 tuyên bố Mỹ đang có "bước đi nguy hiểm", cảnh báo Nga có thể tấn công những địa điểm Mỹ ღđặt tên lửa ở châu Âu.