"Với đa số người dân, đóꦓ không phải là vấn đề ưu tiên hay mối đe dọa thực sự", Alex Danylyuk, cựu bộ trưởng tài chính Ukraine, chia sẻ về khảo sát ý kiến người dân nước này về nguy cơ Nga động binh gần đây. "Thật khó hiểu khi các đối tác quốc🗹 tế lại tỏ ra lo lắng nhiều hơn chúng tôi".
Lãnh đạo Mỹ cũng như châu Âu ngày càng lo lắng một cuộc chiến tổng lực đầu tiên trong ba thập kỷ có thể sớm nổ ra, khi Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục điều động quân nhân, khí tài tới gần biên giới Ukraine.
Ngày 17/1, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin để thảo luận về hoạt động tập trung lực lượng quân sự "không rõ mục đích" của Nga dọc biên giới Ukraine. Stoltenberg mô tả đây là "thời điểm quyết định của an ninh c♛hâu Âu" và cảnh báo Moskva sẽ phải chịu "cái giá đắt" nếu động binh.
Khoảng 100.000 binh lính Nga đã được triển khai trên ba mặt biên giới sát🐈 Ukraine, trong khi nhiều binh sĩ, xe tăng và tên lửa được chuyển tới Belarus để tiến hành tập trận chung. Putin ra một loạt điều kiện để giảm căng thẳng leo thang, trong đó có yêu cầu NATO ngừng mở rộng về phía đông và không kết nạp Ukraine làm thành viên.
Tuy nhiên, những đề xuất an ninh của Nga đã bị bác bỏ trong các cuộc đàm phán với Mỹ, NATO và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Â♔u (OSCE) tuần trước. Điều này càng làm mờ đi hy vọng Tổng thꦑống Nga Vladimir Putin sẽ rút khỏi "miệng hố chiến tranh".
Cuối tuần trước, sau khi Kremlin báo hiệu tiếp tục đàm phán là vô ích, 70 trang web của chính phủ Ukraine đã bị tấn công mạng. Microsoft sau đó cảnh báo phần mềm độc hại, chưa được kích hoạt, đã được cài vào các máy tính của c🥃hính phủ Ukraine trong cuộc tấn công mạng. Kiev cáo buộc Moskva đứng sau vụ tấn công mạng, nhưng Nga bác bỏ.
Để đề phòng nguy cơ Nga động binh, Anh đã chuyển vũ khí chống tăng tầm ngắn cho Ukraiꦦne. Mỹ cũng cấp thêm 200 triệu USD viện t💙rợ quân sự cho Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến công du châu Âu để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.
Nhưng tại chính thủ đô Kiev của Ukraine, cảm giác cấp bách hay hoảng loạn về nguy cơ tấn công dường như khô༺ng có. Phóng viên điều tra Tanya Kozyreva nói rằng hầu hết người Ukraine "không tin Nga sẽ tấn công". Dù Kozyreva luôn khuyên bạn bè ở Kiev mang theo hộ chiếu và nhiều tiền mặt khi ra ngoài, rất ít người làm theo.
"Không ai chạy đến cửa hàngℱ để tích trữ nhu yếu phẩm. Mọi người đã quá mệt mỏi với nỗi sợ Nga và chiến tranh", cô nói.
Giống như cựu bộ trưởng tài chính Danylyuk, cô cho rằng chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky đang tìm cách hạ thấp nguy cơ nổ ra chiến tranh, dù có thể quân đội Ukraine đã trong trạng thái sẵn 🍸sàng.
"Lượng binh sĩ Nga triển khai gần biên giới là mối đe dọa được chính phủ coi trọng. Nhưng mặt khác, họ nỗ lực hạ thấp nó để không gây ra hoảng loạn trên diện rộng", Bಌohdan Nahaylo, tổng biên tập của Kyiv Post, nói.
"Hầu 🐼hết chúng tôi không tin Nga sẽ tấn công"', Lesia Donets, nhà tư vấn quan hệ công chúng ở Ukraine, chia sẻ.
Tuy nhiên, cô nhận thấy mức độ lo ngại tăng lên🔯 vào tháng trước, sau khi Bộ Quốc phòng yêu cầu phụ nữ thuộc các ngành nghề có chuyên môn cao như kỹ sư và y tá đăng ký tham gia quân dịch. Hội đồng thành phố Kiev thậm chí còn công bౠố bản đồ hầm trú bom, động thái khiến cô phải thảo luận nghiêm túc với bạn bè về các kế hoạch dự phòng.
Khi Kozyreva tới thăm các hầm trú bom, hầu hết có từ thời Thế chiến II, cô nhận thấy nhiều🌺 nơi đã được chuyển đổi thành tiệm cắt tóc và nhà hàng.
Quan chức và các nhà phân tích châu Âu, Mỹ không bình thản như vậy. Giờ đây, rất ít người trong số họ tin rằng động thái điều quân ở biên giới của Nga𓃲 chỉ là "đòn gió"🌟 để tìm kiếm nhượng bộ từ NATO.
"Đây có vẻ là mối đe dọa rất nghiêm trọng. Với rất nhiều binh lính ở 𓄧biên giới, sẽ thật bất cẩn nếu cho rằng lực lượng này không được sử dụng để chiến đấu. Cách sử dụng sức mạnh quân sự của Putin từng khiến phương Tây bất ngờ vài lần trước đây. Tuy nhiên, quy mô lần này lớn hơn nhiều", Nigel Gould-Davies, thành viên cấp cao về Nga và Âu - Á tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói.
Nhiều nhà phân tích lo rằng dù Putin biết rõ những yêu cầu an ninh của ông sẽ bị phương Tây từ c🍌hối, động thái không nhượ𓄧ng bộ của Điện Kremlin trong các cuộc đàm phán tuần trước chỉ làm tăng thêm nguy cơ Nga động binh.
"Bây giờ họ sẽ muốn chứng tỏ rằng họ đã cố thử con đường ngoại giao nhưng không hiệu quả và giờ là lúc cho một lựa chọn khác", Agnieszka Legu🌃cka, nhà nghiên cứu cấp cao về Nga tại Viện Các vấn đề quốc tế Ba Lan, cho hay.
Các nước ở sườn phía đông của NATO, gồm Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia, cũng tăng cường cảnh giác sau những động thái tăng cường lực lượng ꦜquân sự của Nga ở biên giới phía tây gần đây, theo Leg𒁏ucka.
Evelyn Farkas, cự🌳u phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, bày tỏ lo lắng với những gì đang xảy ra và tin rằng Tổng thống Putin dường như đang muốn "sắp xếp lại trật tự thế giới".
"Mỹ nên lo ngại, bởi nếu Putin muốn rút khỏi biên giới Ukraine, ông ấy sẽ chuyển chú ý sang các quốc gia khác từng nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô", Farkas nói, đề cập tới cá🍸c nước như Ba Lan, ba nước vùng Baltic, tất cả đều là thành viên của NATO.
Farkas cho rằng Mỹ cần phải bảo vệ các quốc gia đó, nếu không muốn NATO tan rã. "Nếu NATO tan rã, Putin có thể làm mọi thứ ông ấy muốn ở châu Âu và khi đó, tất cả người 🔴châu Âu sẽ phải tự tìm cách chống đỡ", bà nói.
Trong cuộc họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng♍ tuyên bố của phương Tây về "động 💝thái chuẩn bị xâm lược Ukraine" của Nga chỉ là đòn "tung hỏa mù".
"Truyền thông, quan chức phương Tây và Ukraine ngày càng tung tin🧔 về một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Chúng tôi tin rằng hành động này là vỏ bọc cho những động thái khiêu khích quy mô lớn của chính họ, trong đó có những hoạt động quân sự, có t💙hể gây ra hậu quả thảm khốc cho an ninh khu vực và toàn cầu", Zakharova nói.
Tiến sĩ Taras Kuzio, thành viên Hiệp hội Henry Jackson, một tổ chức tư vấn về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia xuyên Đại Tây Dương tại Anh, ﷽nhận định một cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine "ít có khả năng xảy ra nhất" trong các kịch bản quân sự sẵn có của Putin, khi tính đến rủi ro tiềm ẩn của một chiến dịchཧ tấn công và chiếm đóng.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khôn🥀g ai có thể đoán định được động thái tiếp theo của Putin. Ngay cả những chuyên gia chuyên giải mã những tính toán của Tổng thống Putin cũng cảm thấy bối rối. "Ý kiến chuyên gia mà tôi có thể đưa ra là: Ai mà biết được", Fyodor Lukyanov, nhà phân♌ tích chính sách đối ngoại Nga nổi tiếng và là người đứng đầu một hội đồng cố vấn cho Điện Kremlin, nói.
Thanh Tâm (Theo Yahoo News/TASS)