Ngày 25/2, Cơ quan quản lý truyền thông quốc gia Nga Roskomnadzor cho biết đã chuyển sang "hạn chế một phần" quyền truy cập vào Facebook tại nước này bằng cách làm chậm lưu lượng. Cơ quan này giải thích, trước đó công ty Meta đã phớt lờ yêu cầu bỏ các hạn chế đối với bốn hãng truyền thông của Nga, gồm hãng thông tấn RIA, Zvezda TV của Bộ quốc phòng và hai website gazeta.ru và lenta.ru trên nền tảng Facebook.
Nick Clegg, người phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, cho biết Nga đã ra lệnh cho Meta dừng việc kiểm duyệt thông tin và dán nhãn nội dung đăng trên Facebook của bốn tổ chức truyền ▨thông nhà nước Nga. Meta từ chối yêu cầu꧅ này, khiến Facebook bị hạn chế truy cập.
Meta cũng đáp trả bằng cách cấm các công ty truyền thông nhà nước Nga chạy quảng cáo và kiếm tiền trên các nền tảng của mình. Trên Twitter, Nathaniel Gleicher, người đứng đầu chính sách an ninh của Meta, cho biết công ty vẫn⛄ đang liên tục kiểm duyệt và dán nhãn nội dung từ các công ty truyền thông Nga.
Bên cạnh Meta, Google cũng khẳng định đã xoá hàng trăm kênh YouTube và hàng nghìn video trong vài ngày qua do vi phạm các chính sách. Hãng dịch vụ tìm kiếm Mỹ sẽ loại bỏ các chiến dịch truyề⭕n thông sai lệch hay tấn công mạng trên nền tảng của mình.
Đại diện Twitter thông báo người dùng ở Nga và Ukrain🎀e sẽ không còn thấy quảng cáo trên nền tảng của mình để tránh bị phân tâm với các nội dung về việc giữ an toàn. Người dùng tại hai nước này cũng sẽ không thấy các tweet đư꧃ợc đề xuất từ những tài khoản mà họ không theo dõi nhằm hạn chế sự phát tán nội dung hay thông tin sai lệch.
Khó khăn chờ Big Tech
Khi Nga bắt đầu có các hành động quân sự với Ukraine, họ cũng tăng cường chiến dịch siết chặt các công ty lớn nhất thế giới hoạt động tại nước này. Trong đó, các nhà chức trách cảnh báo Google, Meta, Apple, Twitter, TikTok và các tổ chức khác rằng họ phải tuân thủ một đạo luật kiểm duyệt mới ít nhất cho đến hết tháng 2. Luật này được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 1/7/2021 và có hiệu lực từ đầu năm 🌊nay, yêu cầu các website và nền tảng truyền thông xã hội nước ngoài có hơn 500.000 người dùng hàng ngày trở lên phải đăng ký với tư cách pháp nhân trong nước.
Những động thái trên là một phần trong chiến dịch gây áp lực của Nga nhằm vào các công ty công nghệ nước ngoài. Trong đó, các hình thức như phạt tiền, bắt giữ, chặn hoặc làm chậm dịch vụ Internet đã được đư👍a ra nhằm đảm bảo nội dung trên nền tảng nằm trong tầm kiểm soát🐼.
Roskomnadzor xác nhận, trong𓄧 số cá🦋c công ty trên, Apple, TikTok và Spotify đã tuân thủ Luật Internet, trong khi Google cũng sắp thực hiện. Tuy nhiên, Twitch Telegram thì không, còn Meta và Twitter chỉ tuân thủ một phần. Giới chuyên gia đánh giá, các công ty công nghệ đang rơi vào tình trạng buộc phải lựa chọn giữa sự ủng hộ của công chúng về quyền riêng tư với việc phải đảm bảo các vấn đề pháp lý tại Nga.
Các công ty công nghệ lớn cũng đang phải đối mặt với áp lực từ các quan chức Ukraine và các nhà lập pháp Mỹ. Ngày 26/2, Phó thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov đề nghị Apple ngừng bán hàng và đóng App Store tại Nga, đồng thời kêu gọi Google, Netflix và Meta làm điều tương tự với các sản phẩm của mình. Mark Warner, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, cũng gửi thư tới Meta, Reddit, Telegram... kêu gọi không để các thực🍬 thể Nga sử dụng các nền tảng cho mục đích gây nhầm lẫn về cuộc xung đột.
Hiện hệ điều hành của Ap💧ple và Google có mặt trên hầu hết smartphone ở Nga. YouTube, Instagram và TikTok là các nền tảng Internet thịnh hành. Telegram cũng là một trong những công cụ liên lạc phổ biến tại Nga.
Trước đây, Meta thường xuyên bị phạt🧔 tại Nga với các khoản phạt nhỏ do không kịp thời xoá các nội dung được nước này yêu cầu. Vào tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên Meta bị phạt tới 24 triệu USD vì liên tục không xoá các nội dung. Năm ngoái, Twitter cũng từng bị làm chậm tốc độ truy cập ở Nga.
Huy Đức - Bảo Lâm