"Chúng tôi đang giúp đối tác Syria phục hồi, hiện đại hóa và tăng cường hiệu quả cho lưới lửa phòng không tích hợp. Còn nhiều công việc phải làm do mọi thứ đều bị phá hủy nặng nề, nhưng đã có nhiều kết quả rõ rệt", TASS dẫn lời đại sứ Nga tại Syria Alexander K൩inshchak hôm qua phát biểu.
Đây được coi là nỗ lực của Moskva nhằm giúp Damascus tăng cường khả năng tự vệ trước🧔 các đòn không kích tiềm tàng bằng máy bay, tên lửa hành trình của đối phương.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh một số 🌳quan ch💖ức Mỹ giấu tên cho biết các chuyên gia quân sự nước này đã lên danh sách sơ bộ mục tiêu có thể không kích ở Syria nếu phát hiện Damascus sử dụng vũ khí hóa học. Nga và Syria đều bác bỏ cáo buộc, cho rằng cảnh báo của Mỹ chỉ đang gợi ý cho phiến quân dàn dựng một cuộc tấn công hóa học và đổ trách nhiệm cho chính quyền Syria.
Hồi cuối tháng 4, Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga Sergei Rudskoi tuyên bố Syria sẽ sớm nhận hàng loạt tổ hợp phòng không mới🌊, khẳng định chuyên gia Nga sẽ huấn luyện quân đội Syria làm chủ những khí tài này.
Tướng Rodskoi từ chối công bố chi tiết thỏa thuận, chỉ tiết lộ Damascus đã khôi phục và nâng cấp hàng loạt tổ hợp S-125, OSA và Kub trong biên chế với sự giúp đỡ của Moskva. Tuy nhiên, Nga nhiều khả năng sẽ không chuyển gia💝o hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU-2 cho Syria như các quan chức nước này từng tuyên bố.
Mạng lưới ꦯphòng không Syria vẫn dựa chủ yếu vào những hệ thống từ thời Liên Xô như S-75 Dvina, S-125 Pechora, S൲-200 Vega, 2K12 Kub. Những vũ khí phòng không hiện đại nhất trong biên chế Syria hiện nay gồm tổ hợp pháo - tên lửa tầm ngắn Pantsir-S1 và tầm trung Buk-M2E.