"Các công ty áp giá trần sẽ không nằm trong số những khách hàng mua dầu của Nga", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm nay. "Chúng tôi đơn giản🍌 là sẽ không hợp tác với họ th🃏eo những nguyên tắc phi thị trường".
Bình luận của ông Peskov lặp lại quan điểm mà Phó thủ tướng Nga Alexander Novak và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina đã đưa ra trước đó.
Bộ trưởng tài chính của nhóm G7 dự kiến nhóm họp ngày 2/9 để thảo luận về kế hoạch áp giá trần với nguồn dầu nhập khẩu từ Nga, với mục tiêu giảm nguồn thu của Moskva.
Đầu năm nay, Liên minh châu Âu (EU) đã áp lệnh💎 cấm một phần với dầu Nga. Br🍨ussels cho biết khi lệnh cấm có hiệu lực hoàn toàn, khối sẽ giảm 90% lượng dầu mua từ Moskva.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm nay nó🐼i rằng đã đến lúc EU cần xem xét về mức giá trần đối với cả khí đốt Nga.
Ông Peskov cho biết 🦩chính các công dân châu Âu phải 𝓀trả giá cho những đòn trừng phạt giáng lên Nga.
"Đang có cơn sốt trên thị trường năng lượng. Điều này chủ yếu ở châu Âu, nơi các biện pháp chốn🌠g Nga đã khiến châu Âu phải tìm mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ với giá rất cao. Các công ty Mỹ đang trở nên giàu có hơn và những ngư𒀰ời nộp thuế ở châu Âu ngày càng nghèo hơn", ông Peskov nói.
Điện Kremlin cho biết Nga đang 🃏nghiên cứu xem mức giá trần đối với dầu xuất khẩu của nước này sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế. "Tôi có thể tự tin nói rằng một động thái như vậy sẽ dẫn đến sự bất ổn đáng kể trên thị trường dầu mỏ", ông Peskov cho 🔯hay.
Trước khi Nga đưa quân vào Ukraine hồi tháng 2, châu Âu đã nhận gần một nửa lượng dầu xuất khẩu từ Nga. Khối đã nhập khoảng 2,2 triệu thùng dầu thô, 1,2 triệu tཧhùng sản phẩm tinh chế và 0,5 triệu thùng dầu diesel mỗi ngày vào năm 2021. Đức, Ba Lan và Hà Lan là những khách hàng lớn nhất.
Thanh Tâm (Theo Reuters)