Trong cuộc họp báo hôm 27/9 ở Moskva, phóng viên đặt câu hỏi với người phát ngôn Điện Krem🌃lin Dmitry Peskov về việc biên phòng Azerbaijan bắt Ruben Vardanyan, lãnh đạo chính quyền ly khai ở Nagorno-Karabakh, người từng giữ quốc tịch Nga.
Peskov trả lời rằng ông chưa ꧋có th𝓡ông tin về vụ bắt Vardanyan, cũng không biết liệu cựu lãnh đạo ly khai này có bị giam hay không. "Nếu ông ấy là công dân Nga, chúng tôi sẽ tìm cách có được thông tin và bảo vệ quyền lợi cho ông ấy", Peskov nói.
Tuy nhiên, khi phóng viên chỉ ra rằng Vardanyan không còn là công dân Nga, ông Peskov tuyên bố: "Nếu ông ấy đã từ bỏ quốc tịch Nga t📖hì đó lại là một vấn đề khác". Người phát ngôn Điện Kremlin không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Vardanyan, người gốc Armenia, từng là công dân Nga khi đồng sáng lập ngân hàng đầu tư Troika Dialog của Nga và giữ chức chủ 🐬tịch sáng lậpܫ Trường Quản lý Moskva tại thành phố Skolkovo giữa những năm 2000.
Vardanyan sau đó từ bỏ quốc tị💃ch Nga và chuyển đến Nagorno-Karabakh, giữ chức vụ đứng đầu chính quyền vùng ly khai từ tháng 11/2022 đến tháng 2 năm nay. Tổng 💞thống Nga Vladimir Putin đã chấp thuận đơn xin từ bỏ quốc tịch Nga của Vardnyan vào tháng 12 năm ngoái.
Sau khi Nagorno-Karabakh đầu hàng quân đội Azerbaijan, Vardanyan bị bắt khi cố vượt biên sang Armenia cùng dòng người di cư. Biên phòng Azerbaijan ngày 27/9 thông báo Vardanyan đã được bàn giao cho c💞ác cơ quan có thẩm quyền ở Baku.
Azerbaijan đồng ý cho phép những chiến binh của phe ly khai rời đến Armenia theo các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, AFP dẫn nguồn tin chính phủ Azerbaijan nói rằng lực lượng biên phòng nước này đang truy lùng những người bị cáo buộc phạm "tội ác chiến🌊 tranh". Hiện chưa rõ Vardanyan đối mặt cáo buộc gì.
Các nhà ngoại giao Armenia cho biết sẽ tìm cách tiếp xúc lãnh sự với Vardanyan với tư cách công dân Armenia, một quan chức giấu tên nói với hãng RIA Novosti của Nga.
Nagorno-Karabak đã trở thành điểm nóng xung đột suốt ba thập kỷ qua giữa Armenia và Azerbaijan. Khu vực này tách khỏi Azerbaijan kể từ khi lực lượng ly khai th🐈ân Armenia kiểm soát sau cuộc chiến đầu thập niên 1990. Hai bên nhiều lần đụng độ sau đó, đỉnh điểm là cuộc chiến năm 2020, giúp Azerbaija𒁏n giành lại một phần lãnh thổ từ phe ly khai.
Ngày 19/9, quân đội Azerbaijan bất ngờ mở chiến dịch "chống khủng bố", tấn công phe ly khai ở Nagorno-Karabakh và nhanh chóng chiếm được các vị trí chiến lược. Một ngày sau, phe ly khai chấp nhận buông vũ khí, giải tán lực lượꦑng,🔯 đàm phán tái hòa nhập khu vực này vào Azerbaijan.
Khi chính quyền ly khai đầu hàng, 120.000 dân gốc Armenia ở Nagorno-Karabakh sống tꦍrong cảnh hoang mang, bế tắc. Armenia bày tỏ lo ngại người dân ở đây bị "đàn áp và thanh lọc sắc tộc". Người Armenia chủ yếu theo Kito giáo trong khi Azerbaijian là quốc gia có đa số người dân theo Hồi giáo. Armenia ngày 27/9 cho biết đã tiếp nhận hơn 50.000 người từ Nag𒁏orno-Karabakh.
Azerbaijan tro🔜ng khi đó nhấn mạnh sẽ đảm bảo quyền lợi cho người dân ở Nagorno-Karabakh sau khi tái hòa nhập và bác cáo buộc "thanh lọc sắc tộc". Tổng thống Azerbaijan nói rằng người gốc Armenia sẽ được bỏ phiếu và tự do thực h🌺ành tôn giáo.
Huyền Lê (Theo Moscow Times, APA, Armenia News)