Bộ Kinh tế nước này cũng nâng dự báo số vốn chảy khỏi Nga năm nay lên 100 tỷ USD, từ 90 tỷ USD trước đó. Họ ước tính số liệu này có thể giảm xuống 50 tỷ USD năm tới, nꦿếu tình hình địa chính trị ổn định và lãi suất cho vay không thay đổi.
Báo cáo trên ♔được đưa ra trong bối cảnh đồng rouble Nga liên tục mất giá, sđặc biệt sau thông tin Nga gần như không tăng trưởng trong tháng 8. Hôm qua, đồng tiền này lại giảm 0,8%, lập đáy mới so với USD.
Một trong các nguyên nhân cꦇác lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga quanh vấn đề Ukraine không có dấu hiệu sẽ chấm dứt sớm. Các công ty Nga đã bị cô lập khỏi thị trường tài chính quốc tế, buộc họ phải huy động vốn trong nước để trả nợ. "Tôi cho rằng đồng rouble đã bị bán quá đà. Chúng tôi đều kỳ vọng rouble sẽ mạnh lên", ông Alexander Ulyukayev❀ – Bộ trưởng Kinh tế Nga cho biết.
Kinh tế Nga có rất ít dấu hiệu khởi sắc. GDP nước này gần như không tăng trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, và thậm chí còn giảm 0,4% nếu so với tháng 7. Tuy nhiên, nhập khẩu giảm xuống do kinh tế chậm tăng trưởng và lệnh cấm nhập từ các nước phương Tây đã giúp thặng dự thương mại của Nga tăng 17% tr💫ong tháng 8, lên 16,6 tỷ USD. Việc này có thể hỗ trợ phần nào cho đồng rouble.
Dù nội tệ đã mất giá nhiều tháng nay, Ngân hàng trung ương Nga vẫn chưa muốꦜn can thiệp và cho rằng sẽ vẫn hướng tới mục tiêu thả nổi đồng rouble trong năm tới. Đồng rouble yếu đã gây sức ép lên khối nợ của các công ty và lạm phát vốn đang ở mức cao tại Nga.
"Các khác🅷h hàng của𒊎 tôi vẫn chưa lo lắng. Nhưng họ đã bắt đầu hỏi khi nào Nga sẽ kiểm soát vốn", một nhân viên ngân hàng phương Tây tại Moscow cho biết.
"Ngân hàng trung ương có thể sẽ bắt đầu hỗ trợ đồng rouble năm 2015. Chúng tôi cho rằng họ có thể t🅰ừ bỏ mục tiêu lạm phát nếu áp lực lên nội tệ gia tăng đáng kể trong năm tới", các nhà phân tích tại Bank of America/Merril🧔l Lynch nhận xét.
Hà Thu