Ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) - cơ quan chi tiền cho việc phát triển vaccine, nói 20𒅌 quốc gia đã gửi đơn đặt hàng để mua 1 tỷ liều Sputnik V.
"Cho đến nay, các quốc gia ở⛄ châu Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á có sự quan tâm lớn nhất đến vaccine. Chúng tôi sắp hoàn tất một số hợp đồng", ông nói. Nga sẽ hợp tác với 5 quốc gia để sản xuất 500 triệu liều vaccine mỗi năm. Quy mô sản xuất sẽ tăng lên theo thời gian.
Theo báo kinh doanh Vedomosti, các nhà sáng chế vaccine hy vọng sẽ thu được 75 tỷ USD, tương đương 1/4 thị trường toàn cầu🌼, tính đến cuối năm 2021.
Sergey Shulyak, Giám đốc điều hành DSM Group, cơ quan nghiên cứu thị trường dược phẩm, cho biết M꧂oskva đặt nhiều hy vọng cung cấp vaccine cho châu Á.
"Châu Âu sẽ không mua vaccine của Nga vì lý do địa chính trị. Chưa kể đến việc khu vực này có nhà sản xuất riêng. Mỹ và Canada cũng tương tự", ông nói. "Ngược lại, Nga có truyền thố🥃ng gần gũi về địa chính trị với châu Á và châu Phi, vì vậy sẽ có nhiều thoả thuận hơn".
Tổng thống Philippines, Rod💛rigo Duterte, nhiệt tình ủng hộ vaccine của Nga. Ông cam kết tiêm Sputnik V sớm nhất vào tháng 5/2021.
RDIF cho biết Ấn Độ và Indonesia cũng nằm 𝓡trong số các quốc gia bày tỏ sự quan ෴tâm đến việc có được vaccine này. Các kế hoạch hợp tác sản xuất đầu tiên sẽ là với Ấn Độ và Hàn Quốc.
Vaccine Sputnik V dựa trên công nghệ vector virus. Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại (adenovirus) đưa protein của nCoV vào cơ thể người, từ đó🐎 kích thích hệ miễn dịch. Viện nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Gamaleya đã sử dụng công nghệ này để phát triển vaccine phòng bệnh Ebola và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Sputnik V đã được thử nghiệm trên động vật và 76 người. Điều đáng ch𝔍ú ý là nó chưa hoàn thành giai đoạn ba, yêu cầu thử nghiệm trên hàng nghìn người.
Bác sĩ Yevgeny Timakov, Trưởng tru𝓡ng tâm y tế Lider-Medicina ở Moskva, ch♔o biết: "Chúng tôi không rõ nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến hệ miễn dịch, ung thư hoặc chức năng sinh sản."
Quyết định phê duyệt Sputnik V đang dấy lên lo ngại. Hiệp hội các Tổ chức Thử nghiệm lâm sàng của nước Nga, và một nhóm phi chính phủ🅺 đại diện cho các công ty dược phẩm lớn, yêu cầu Điện Kremlin hoãn đăng ký vaccine này cho đến khi thử nghiệm giai đoạn 3 🔯hoàn tất.
Tiến sĩ Anthony Fauci,❀ Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ, nghi ngờ sâu sắc về tính an toàn và hiệu quả của Sputnik V. Ông Jens Spahn, Bộ trưởng Y tế Đức, cảnh báo vacci♔ne của Nga có thể nguy hiểm và cáo buộc Moskva không minh bạch.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Nga bác bỏ chỉ trích. Nhà Dịch tễ học Sergey Voznesenskiy, công tác tại Đại học Hữu nghị các Dân tộc của Nga, tuyên bố Nga không có ý định cung cấp rộng rãi vaccine trước khi tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3. Mục đích chính của việc đăng ký là bắt đầu các thủ tục quan liêu cần thiết và bước vào sản xuất hàng loạt. Mỗi quá trình s🥂ẽ mất ít nhất hai tháng. Kế hoạch hiện tại của Nga là tiến hành đồng thời các thử nghiệm giai đoạn 3 và bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt Sputnik V.
"Đăng ký vaccine không đồng nghĩa việc tiêm chủng hàng loạt sẽ sớm bắt đầu. Khi những thử nghiệm hoàn tất vào đầu năm 2021, chúng tôi chắc chắn sẽ có một loại vaccine đã đăng ký và nguồn cung cấp". Đây sẽ là v𝓰ũ khí chống lại làn sóng Covid-19 quay lại.
Bác sĩ Paul Offit, Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, người đồng sáng chế vaccine virus rota bày tỏ quan điểm qua email. "Cách tiếp cận này không nhất thiết cần bàn cãi. Miễn là🥃 các nhà nghiên cứu Nga thực hiện một thử nghiệm lớn, có đối chứng với giả dược chứng minh rằng vaccin🍌e an toàn và hiệu quả trước khi phát hành ra cộng đồng".
Giấy đăng ký chứng nhận của Bộ Y tế 🅠Nga cho Sputnik V nêu rõ vaccine này không thể được phát hành sử dụng rộng rãi, trước ngày 1/1/2021.
Nguyễn Ngọc (Theo Nikkei Asian Review)