Konstantin Gavrilov, nhà đàm phán an ninh cấp cꦗao của Nga, hôm 21/12 nói với hãng tin RIA Novosti rằng quá trình đàm phán đang diễn ra và hai nước nhiều khả năng sẽ đạt được nhất trí về các điều kiện đảm bảo an ninh mà Moskva đưa ra. Nhà Trắng hiện chưa bình luận về thông tin này.
Trong khi đó, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á - Âu Karen Donfried nói với phóng viên rằng ngày đàm phán về các đề xuất đảm bảo an ninh của Moskva sẽ được thống nhất với Nga.
"Chúng tôi đã nói rõ rằng bất kỳ cuộc đối thoại nào cũng phải dựa trên cơ sở có đi có lại, giải quyết những lo ngại của chúng tôi về hành động của Nga và diễn ra dưới sự phối hợp đầy đủ với đồng minh, đối tác châu Âu của chúng tôi. Sẽ không có đàm phán về an ninh châu Âu nếu không có châu Âu",🍷 Donfried nói.
Theo Donfried, Mỹ sẽ tiếp tục gửi thiết bị quân sự, vậꦗt tư cho Ukraine trong những tuần và tháng 🌄tới, thậm chí gửi thêm vũ khí phòng thủ nếu Nga tấn công Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga tuần trước công bố nội dung dự thảo hiệp ước bảo đảm an ninh với phương Tây, cảnh báo hành động phớt lờ những lợi ích của Moskva có thể dẫn tới "phản ứng quân sự" như những gì từng diễn ra trong khủng hoả🎶ng tên lửa Cuba năm 1962.
Trong dự thảo, Nga yêu cầu NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi những nước gia nhập liên minh sau năm 1997, gồm Ba Lan, Estonia, Litva, Latvia và các nước vùng Balkan. Moskva muốn NATO ngừng mở rộng về phía đông, không kết nạp Ukraine vào khối và không diễ♈n tập tại Ukraine, Đông Âu, Trung Á và các nước vùng Kavkaz nếu chưa có sự đồng thuận từ Nga.
Nga cũng kêu gọi hai bên rút tên lửa tầm ngắn và tầm trung khỏi biên giới của nhau, thay thế Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm xa (INF) mà Mỹ rút khỏi năm 2018. Thứ trưởng Ryabkov cho biết Moskva không đặt hạn chót về đối thoại, nhưng muốn sớm bắt đầu đàm phán và không đình trệꦉ.
Quan chức Nga đầu▨ tuần này cho biết chưa nhận được hồi đáp từ Mỹ, yêu cầu Washington nhanh chóng trả lời 8 điều kiện "tháo ngòi nổ", cảnh báo sẽ hành động quân sự nếu không có biện pháp chính trị. M💛ột quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ đưa ra "đề xuất cụ thể hơn" trong tuần này sau khi tham khảo ý kiến của các đồng minh.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bác bỏ mọi thỏa thuận có điều khoản ngăn Ukraine ꦅgia nhập liên minh, cho rằng điều này phụ thuộc vào Kiev và 30 quốc gia 🗹thành viên NATO.
C♈ác điều kiện đảm bảo an ninh được Nga đưa ra trong bối cảnh căng thẳng quanh khu vực Ukraine gần đây leo thang, biến điểm nóng này thành một "ngòi nổ" xung đột ở châu Âu. Giới chức phương Tây cho biết Nga điều khoảng 70.000-100.000 quân tới biên giới với Ukraine, bày tỏ lo ngại nư🌳ớc này có thể phát động một cuộc chiến tổng lực.
Nga bác bỏ cáo buộc và tuyên bố chúng "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự của họ ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi cáo buộc Nga âm mưu tấn công Ukraine là "cơn cuồng loạn được khuấy động trên truyền thไông phương Tây và Ukraine", đồng thời tuyên bố điều này "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Huyền Lê (Theo Reuters, Hill)