"Tôi có thể nói rằng số lượng quốc gia muốn mua hệ thống phòng không tầm xa S-400 không suy giảm. Chúng tôi rất biết ơn sự quyết tâm của các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ. Hợp đồng đang được thực hiện, giai đoạn bàn giao đầu tiên sẽ kết thúc trong tuần này", giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quâ꧙n sự Liên bang Nga Dmitry Shugaev hôm qua phát biểu.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Moskva đang bàn giao hệ thống S-400 đầu tiên tro🐓ng hợp đồng 2,5 tỷ UDS cho Ankara bất chấp sự💜 phản đối gay gắt từ Washington.
Chính quyền Mỹ đã ra lệnh ngừng bán tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh báo sẽ áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt thương vụ S-400 củ💯a Ankara. Mỹ dường như cũng đang tìm cách thuyết phục Ấn Độ từ bỏ hợp đồng mua tên lửa S-400 trị giá 5,4 t✅ỷ USD được ký từ năm 2018.
Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga hồi cuối tháng 6 tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận bán S-400 cho Iran bởi hệ thống này không nằm trong danh sách cấm và hạn chế của Hội đồng Bảo an L🅷iên Hợp Quốc. Một số quốc gia như Arab Saudi và Qatar từng bày tỏ sự quan tâm đến tổ hợp S-400, dù luôn phải đối mặt với nguy cơ bị Mỹ áp đặt cấm vận theo Đạo luật Chống 🅰đối thủ thông qua Lệnh trừng phạt (CAATSA).
Giới ꦅchuyên gia cho rằng lý do S-400 hấp dẫn nh🦩iều quốc gia đến vậy bởi nó được đánh giá là một trong những loại khí tài hiện đại nhất mà Nga đang sở hữu, có những ưu điểm không xuất hiện trên các khí tài tương tự của phương Tây.
Tên lửa S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác, theo dõi số lượng lớn mục tiêu tiềm năng, kể cả máy bay tàng hình. Tổ hợp này còn có thiết kế module và độ cơ động cao, cho phép triển khai, phóng tên lửa, thu hồi và di chu▨yển khỏi trận địa chỉ trong vòng vài phút.
Vũ Anh (Theo Sputnik)