"Một số trực thăng Mi-28N đang được thử nghiệm với hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó nòng cốt là tổ hợp trinh sát tiến công có khả năng tác chiến như một 'sĩ quan điện tử'. Nó có thể phân tích chiến trường, phân biệt địch ta, xác định mục tiêu và chọn vũ khí tấn công phù hợp, thậm chí tự khai hỏa nếu được phép", TASS dẫn lời n🗹guồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp hàng không Nga hôm qua tiết lộ.
Phi công có thể chọn một trong nhiều mục tiêu do AI phát hiện, sau đó hệ thống sẽ đảm nhận mọi bước nhằm t🌳iêu diệt đối phương. "Người điều khiển vẫn có quyền hủy lệnh tấn công bất cứ lúc nào, do vậy quyết định sử dụng vũ khí vẫn sẽ nằm trong tay con người", nguồn tin nói thêm.
Hệ thống AI này được phát triển nhằm giải tỏa áp lực tâm lý, cũng như giới 🌠hạn về khả năng phản ứng và tập trung của phi côngꦉ trong tác chiến.
"Trực thăng tấn công thường phải bay nhanh ở độ cao nhỏ, khiến phi công không thể kiểm soát toàn bộ chiến trường. Hệ thống sẽ giảm tải bằng cách tự phóng đạn vào mục tiêu do phi c💫ông lựa chọn, cho phép họ chuyển sang những nhiệm vụ khác trong chiến đấu", nguồn tin giấꦰu tên khẳng định.
Tập đoàn Trực thăng Nga vღà Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra 🎐bình luận về thông tin này.
Mi-28 là trực thăng tấn công chuyên biệt được phát triển từ năm 1982, có nhiệm vụ và tính năng tương đương dòng AH-64 Apache của Mỹ. Biến thể Mi-🦂28N "Thợ săn đêm" ra mắt năm 2ꩵ005 và được Nga biên chế năm 2009, có khả năng hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Nó được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, radar trên đỉnh trục cánh quạt, camera ảnh nhiệt và thiết bị đo xa laser.
Những chiếc Mi-28N được quân đội Nga sử dụng rộng rãi trong chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria. Vũ khí chính của cꩵhúng là 16 tên lửa chống tăng Ataka-V có tầm bắn tối đa 6 km, đủ sức xuyên thủng 800-950 mm giáp thép cán đồng nhất (RHA).