Đầu nổ𝄹 EFP của mìn diệt trực thăng⛎ do Nga chế tạo.
"Cơ quan thử nghiệm các hệ thống máy bay quốc gia Nga (GkNIPAS) sẽ ra mắt loại mìn diệt trực thăng đặc biệt, có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 400 m và tiêu diệt mọi loại trực thăng ở độ cao 100 m trở xuống", Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Nga (NRC) cho biết. Loại mìn này sẽ được trưng bày tại triển lãm hàng không Moscow (MAKS) 2017 diễn ra từ ngày 18 đến 23/7, Sputnik đưa tin.
Chuyên gia quân sự Micheal ♚Peck cho biết mìn diệt trực thăng có mức độ phức tạp cao, nguy hiểm hơn thiết bị nổ tự chế (IED) truyền thống. Thay vì phải đặt gần khu vực trực thăng hạ cánh🥀, mìn diệt trực thăng có thể bố trí ở nhiều địa điểm dọc đường bay của mục tiêu.
Mỗi hệ thống mìn được trang bị một cảm biến âm thanh và radar băng tần UHF. Quả mìn được kích hoạt khi phát hiện tiếng trực thăng từ khoảng cách 400 m. Trong tầm 150 m, radar sẽ khởi động và bám bắt mục tiêu, chuẩn bị phóng đạn. Nếu chiếc trực thăng bay vào phạm vi 100 m, quả mìn phát nổ, bắn ra một đầu xuyên nổ tự định hình (EFP) và hàng trăm viên bi thép, bảo đảm tiêu diệt hoặc gây hỏng nặng mục tiêu.
Các nhà thiết kế Nga khẳng định mìn diệt trực thăng ra đời để đáp ứng 𓃲yêu cầu phòng không tầm cực thấp, khi tên lửa vác vai tỏ ra kém hiệu quả với trực thăng bay ở độ cao dưới 100 m. Loại vũ khí này từng được Nga và Bulgaria phát triển, hoàn thiện từ những năm 1990.
Tử Quỳnh