Trước đó, Bộ Kinh tế Nga đã 𓆉dự đoán tốc độ này là 1,1%. Tăng trưởng quý I cũng cao hơn, với 0,9%.
Theo Bloomberg, kinh tế Ba Lan, Hungary và Séc có thể cũng đã tăng chậm lại trong quý trước. Các nước này bị ảnh hưởng từ hàng loạt lệnh trừng phạt giữa Nga và phương Tây, đặc biệt khi nhu cầu nhập khẩu của Nga giảm sút sau đò♒n trả đũa tuần trước. Phần Lan, Ba Lan và Lithuania đang lên kế hoạch yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) bồi🌃 thường vì thiệt hại kinh tế.
C🌌ác nền kinh tế từ khu vực Baltic đến Ba Lan sẽ "bị ảnh hưởng nặng hơn từ lệnh cấm nhập khẩu hơn là việc Nga tăng trưởng chậm lại", Ivan Tchakarov - nhà kinh tế học tại Citigroup cho biết. "Rủi ro suy thoái của Nga nửa cuối năm chắc chắn sẽ tăng lꦕên. Vì đầu tư giảm, tiêu dùng cũng tiếp tục chậm lại do lạm phát cao, một phần gây ra bởi lệnh cấm nhập khẩu".
Ngoài ruble Nga, tiền tệ các nước Đông Âu cũng chiếm 5 trên 6 đồng tiền tệ nhất các thị trường mới nổi trong tháng 7. Chứng khoán Nga, Bulgaria, Séc và Hungary cũng gia nhập 10 thị trường ꦏgiảm điểm mạnh nhất thế giới tháng trước.
Phản đòn của Nga "chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Âu, do Nga là thị trường quan trọng. Nga có thể tránh꧟ được suy thoái năm nay, nhưng tăng trưởng sẽ vẫn rất yếu và chỉ loanh quanh 0%"🍨, Juri Kren - nhà kinh tế học tại IdeaGlobal London cho biết.
GDP Nga được dự đoán chỉ tăng 0,5% năm nay, theo khảo sát của Bloomberg. Năm 2015, tốc độ này cũng chỉ còn 1,6%, thay vì 1,8% tr▨ước đó. C𓃲hính phủ Nga cũng dự đoán tăng trưởng năm nay đạt 0,5%, thấp nhất kể từ 2009.
"Nhu cầu nội địa yếu có lẽ là nguyên nhân chính cho sự suy giảm kinh tế♏ trong quý II. Quý IV có thể còn tăng trưởng âm do các ản🐽h hưởng từ lệnh trừng phạt của phương Tây, và lạm phát tăng cao vì lệnh cấm của Nga", Vladimir Tikhomirov – kinh tế trưởng tại BCS Financial Group cho biết.
Tiêu dùng - cỗ máy tăng trưởng của Nga vài năm gần đây đang hạ nhiệt do lương tăng chậm. Tốc độ tăng lương thực tế tháng 6 cũng chỉ là 1,7%, chậm nhất kể từ tháng 2/2011. Doanh số bán lẻ thì giảm tốc tháng thứ 3 l𒁏iên tiếp trong tháng 6, xuống chậm nhất kể từ đầu năm 2010.
Căng thẳng địa chính trị cũng khiến nhu cầu đầu tư và niềm tin doanh nghiệp giảm sút. Bị hạn chế tiếp cận vốn dài hạn nước ngoài cũng khiến lợi nhuận doanh nghiệp đi xuống. Đầu tư vào sản xuất đã giảm liên tục trong năm nay, trừ♚ tháng 6.
"Chúng tôi nhận thấy rủi ro tăng trưởng âm trong quý III, khi các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp và giảm nhu cầu đi vay, còn lạm phát sẽ tác động đến người tiêu dùng"🐭, Dmitry Polevoy – kinh tế trưở🅷ng tại ING Groep nhận xét.
Hà Thu