Chia sẻ quanh thực trạng nhièu gia đình "ngại đẻ", độc giả Thuphan lý giải nguyên nhân của xu thế này: "Một đứa trẻ sinh ra là bao nhiêu gánh nặng phải lo. Người ta có thể không sinh vì ngại mất tự do, nhưng vẫn có người không sinh vì chưa đảm bảo được tài chính mà lo cho con cái có cuộc sống tốt nhất. Giờ thời đại phát triển rồi, ai mà chẳng muốn nuôi con, cho con những thứ tốt nhất, để con phát triển toàn vẹn nhất. Đâu có như thời xưa, đẻ ra đàn đà♉n lứa lứa rồi để cho chúng tự lớn?
Cũng có những người hạnh phúc nếu họ lo cho con được cuộc sống đủ đầy. Bởi vậy, họ không đẻ không phải vì không muốn đẻ, mà là vì sợ đẻ ra lo không được, lại để con thiếu thốn, thua thi🅠ệt với người ta, thậm chí thua thiệt anh em trong nhà. Đủ tài chính, sẵn sàng tâm lý thì hẵng đẻ, chứ đẻ bừa đẻ bãi mà nuôi không nổi là làm hại đời con. Chúng đâu có yêu cầu bạn đẻ ra? Con đẻ ra không phải là để làm người lo cho mình về già".
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc Trantt2704 lấy dẫn chứng từ chính hoàn cảnh gia đình mình: "Nhà tôi cũng đang có một bé hai tuổi, cũng đang băn khoăn lắm vụ sinh con thứ hai. Kinh tế củ♊a chúng tôi có thể lo được, nhưng hai vợ chồng ở hai quê khác nhau, mua nhà sinh sống ở TP HCM. Bên nội, ngoại giờ ông bà đều trên 60 tuổi và ở quê chăm sóc nhau, cũng lớn tuổi rồi nên tôi không thể nhờ vả thêm nữa. Công việc của cả haꦗi chúng tôi lại rất bận, làm giờ hành chính cũng phải 17h30 mới tan sở, chưa kể có hôm có việc đột xuất, đi công tác.
Bây giờ, bé còn nhỏ, học mẫu giáo ngay dưới chung cư nên tôi có thể trả thêm tiền cho cô giáo để giữ ngoài giờ. Nhưng khi bé vào tiểu học, tan học rất sớm so với bố mẹ. Một đứa thì chúng tôi còn chia nhau đi đón, đưa đi học thêm được (chúng tôi không thể giao người khác đón giúp, xe đưa rước thì lại phải có người ở nhà đón, phải cân nhắc thêm chi phí, với chi phí bán trú...). Giờ có hai đứa thì chúg tôi chỉ có nước nghỉ việc. Chưa kể khi có hai con, tôi sẽ phải mướn thêm người giúp việc mới lo hết được việc nhà. Ngoài ra, chi phí học hành của hai đứa nhỏ, chi phí thuê người giúp việc, mẹ phải nghỉ hoặc chuyển việc... sẽ gây áp lực rất lớn khi thu nhập bị giảm, sẽ rất mệt mỏi. Không🐽 chỉ tôi mà cả chồng cũng rất băn khoăn về việc sinh con thứ hai".
>> 'Phụ nữ TP HCM ngại sinh con vì sợ áp lực'
Nói về vấn đề này, độc giả Nkluan59 thậm chí còn bị đánh giá là ích kỷ khi chỉ sinh một con: "Vợ chồng tôi có một bé trai bốn tuổi, gia đình, họ hàng ai cũng giục sinh thêm cho có anh có em, vì thường thì con một hay ích kỷ, khô🃏ng biết chia sẻ. Nhưng với khả năng kinh tế hiện tại, vợ chồng tôi không thể lo nổi. Sinh thêm sẽ khiến cả hai anh em cùng khổ, người làm bố làm mẹ sao có thể làm vậy?
Mọi người ở ngoài cứ bảo là vợ chồng tôi ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân, muốn nhàn, muốn sướng, nhưng chỉ có "ở trong chăn mới biết chăn có rận". Tôi muốn chia sẻ tâm lý chung của các cặp vợ chồng sinh một con: đó không phải là vì ngại, mà do điều kiện kinh tế của họ không cho phép. Thà sinh một con mà lo cho con đầy đủ, học hành đàng hoàng, còn tốt hơn sinh nhiều m🌄à nheo nhóc".
Trước tâm lý ngại để của nhiều gia đình trẻ, bạn đọc Nghi Đăng chỉ ra sai lầm trong tư trưởng nuôi con của nhiều bậc cha mẹ ngày nay: "Vợ tôi sang tháng cũng chuẩn bị sinh bé thứ hai. Bé lớn đã được 5 tuổi. Hai vợ chồng tꦆôi ở quê, công việc cũng bình thường ,chẳng dư dả gì. Con cái là món quà và là thứ ý nghĩa nhất trên đời này. Thời này, nhiều gia đình cứ tự tạo áp lực cho chính mình rồi dẫn đến ngại sinh đẻ. Đẻ ít rồi lại chỉ thích con trai, khiến chênh lệch giới tính 🍬ngày càng gia tăng.
Cho con ăn uống cứ phải bế, rồi đưa ra công viên hay ra ngõ nịnh... chính những hành động như thế đã hình thành thói quen xấu chó đứa trẻ, dẫᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn đến lười ăn và mỗi lần cho ăn rất vất vả. Nhiều cha mẹ lại tạo thêm áp lực cho mình là phải cho con học Toán, Lý, Hóa ở chỗ tốt nhất mà chẳng cần biết sau này bé có thích học môn đó không? Do vậy, hãy thoải mái khi có con. Chúng ta quan tâm chăm sóc nhưng đôi lúc cũng phải để các con được tự do. Khi ấy, cha mẹ cũng nhàn hơn".
>> 'Tôi không dám sinh con thứ hꦏai dù có ôtô, thu nhập khá'
Đồng quan điểm, độc giả Nguyễn hữu tài khẳng định: "Tôi chỉ thấy bây giờ con người quá ích kỷ, nhìn thấy nhà người ta hạnh phúc hay gi💝àu có là cũng phải cố cho bằng được, khi không được lại nảy sinh ghen tỵ. Chính vì vậy mà nhiều cha mẹ cố đua cho con cái bằng nhà người ta, trong khi không biết con mình thật sự thích gì hay muốn gì? Chăm con mình còn kêu vất vả thì còn làm được gì? Bố mẹ chúng ta vẫn nuôi ta nên người mà. Tôi chỉ mong các ông bố, bà mẹ tỉnh tảo dạy con, chăm con bằng tình cảm của mình, khi đó sẽ chẳng còn thấy mệt mỏi. .
Thứ hai, nuôi dạy con khoa học sẽ không cần nhiều tiền hay phải cho con điều kiện tốt nhất. Thứ bạn phải cho trẻ là sự thử thách, độc lập, tìm tòi khám phá. Khi đó, lớn lên một chút, con sẽ tự biết cách tìm hiểu kiến thức, tự học. Nếu chỉ nói cần tiền để cho con môi trường tốt nhưng lại không có tình y🦩êu thực sự của cha mẹ trong đó thì cũng bằng không. Cái mà nhiều phụ huynh nói là bỏ tiền cho con học và ngụy biện là yêu con nên làm tất cả cho con chỉ là a dua theo xã hội mà không tìm hiểu hay thực sự hiểu con mình là ai?".
>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.