Sau bài viết 'Người bất hạnh mới vào viện dưỡng lão là tư duy lỗi thờ🥂i', một số độc giả cho rằng người già ngại ở viện dưỡng lão vì nhiều quan niệm văn hóa, độc giả dongdiha cho rằng:
Người Việt mình chưa quen viện dưỡng lão như phương Tây, có lẽ do truyền thống quan niệm người Việt mình là sống cái nhà, thác cái mồ nên cũng khó cho các cụ khi phải vào viện dưỡ𝓡ng lão sống.
Độc giả Bảo Phan Quốc: Tác giả nói đúng về người già nhưng nói không đúng về viện dưỡng lão. Chỉ những người già có th🔯ể trạng sút kém, trí lực thiếu minh mẫn mới cần đến viện dưỡng lão. Còn đi đứng được, giao lưu tốt, thậm chí còn làm việc nhẹ được, sẽ chẳng ai chịu đến viện dưỡng lão đâu.
Xung quanh tôi đầy người già 80- 90 tuổi sống chung với con cái. Mỗi sáng, con cháu chở các cụ ra công viên ⛄tập thể dục, tập xong các cụ hoặc là gọi xe ôm, hoặc là con cháu chở về. Các cụ ông 80- 90 tuổi vẫn bày cờ tướng ra chơi với nhau, trẻ con trình độ chưa sạch nước cản vẫn bị các cụ cho đo ván là bình thường. Tuổi cao mà sống ở viện dưỡng🧸 lão thì chỉ là kéo dài thời gian mà thôi, không thể gọi là sống được.
Độc giả hương xu đề xuất: Trong tương lai nên xây dựng cộng đồng lão niên và được hỗ tr⛦ợ bởi những tình nguyện viên trẻ tuổi. Tôi nghĩ những người nghỉ hưu nên cùng nhau xây dựng một nơi ở cùng đóng góp, lao động, và gây dựng như kiểu nương tựa vào nhau. Tôi thấy chưa hề có viện dưỡng lão nào yên tâm để gửi gắm tuổi già cả.
Trong khi đó, độc giả Thinh ngo cho rằng người già cần chủ động có thế mạnh về kinh tế: 𝓡Quan trọng ⛎nhất là phải độc lập kinh tế khi về già, nó chính là "lá bùa" của mình trước độ hiếu thảo của các con.
Còn việc vào viện dưỡng lão hay không không thể hiển điều gì, ví dụ mình muốn vào viện dưỡng lão để không ảnh hưởng con cháu (tự nguyện, vui vẻ) nó khác với việc mình bị lũ con đối xử tệ bạc, đuổi ra đường, không ai chăm sóc phải v🐻ào viện dưỡng lão.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.