Ngày 12/3, cá♕c bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết bé bị bỏng độ I, II vùng cằm, ngực, bụng, hai cánh tay, diện tích bỏng 11% cơ thể. Ngoài ra, trẻ còn bị sốc nhiệt do ngâm mình trong nước lạnh.
Thời điểm bé nhập viện thân nhiệt chỉ khoảng 22 độ C. "Toàn thân ngâm trong thùng nước lạnh thời gian dài khiến bệnh nhân bị hạ thân nhiệt đột ngột, sốc nhiệt, nguy hiểm 𝄹sức khỏe", đại diện bệnh viện cho biết. Các bác sĩ phải ủ ấm bảo vệ thân nhiệt cho trẻ trước, sau đó mới xử trí vết bỏng.
Bé đang đ💟ược theo dõi sát, bổ sung dinh dưỡng để tăng đề kháng và điều trị vết thương, hạn chế sẹo.
Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống. Nếu không được c🍌hữa trị đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng huyết, nguy hiểm tính mạng.
Cách xử trí khi bị bỏng là nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bỏng vào nước, càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 3ﷺ0 phút sau khi bị bỏng. Sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít có tác dụng.
Bác sĩ lưu ý không dùng nướ๊c quá lạnh, nước đá để ngâm gây nhiễm lạnh, hỏng mô, tổn thương nặng nề hơn. Chỉ ngâm rửa phần bị bỏng, không làm trợt vỡ vòm nốt p♍hỏng, không ngâm cả người vào nước lạnh gây sốc nhiệt.
Sau đó, che phủ vùng bỏng bằng gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn..., không băng quá chặt gây chèn é🅰p vùng bỏng. Không áp dụng các biện pháp dân gian như phun rượu, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm tăng tổn thương. Sau đó, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Thùy An