Sau bài viết Tôi sợ sinh con ra bị 'đói cơ hội xuất phát', một số độc giả không đồng quan điểm và phản hồi như sau:
Tôi cho rằng quan điểm "chưa sinh con khi chưa chuẩn bị xuất phát điểm tốt" đúng nhưng chưa đủ. Nhìn rộng ra, bạn sẽ thấy có những người sinh ra trong nhung lụa, cha mẹ đổ tiền vào để đầu tư cho ăn học nhưng cuối cùng cũng trở thành những kẻ bất tài, làm gánh nặng cho xã hội. Con c🌌ái giới siêu giàu còn được gọi là thế hệ ngậm thìa vàng. Nhưng họ phải đáp ứng với một nền giáo dục nghiêm khắc từ trong trứng nước và họ phải nỗ lực gấp đôi người bình thường nếu kế tục đế chế của gia đình. Vậy nên, xuất phát điểm quan trọng nhưng cốt yếu nhất và có tính quyết định thành công hay thất bại của một con người chính là nỗ lực cá nhân trong học tập, trong tư duy và cả trong cuộc sống.
Tôi thì nghĩ ngược lại với tác giả, xuất phát điểm quá tốt đôi khi lại làm giảm động lực của con trẻ. Tôi sinh ra trong gia đình mẹ bị bệnh tâm thần, bố đi lấy vợ mới, tôi phải ở nhờ 𒐪với cô dì chú bác, rồi lại ở với ông bà, cũng không được học trung tâm tiếng anh nào cả, học lực bình thường cả 12 năm.
Năm cuối cấp thi đại học vì muốn thoát khỏi số phận tô𒆙i đã học ngày học đêm, mong ước được tự định đoạt cuộc đời mình. Lên đại học, dù đỗ ĐH Kinh tế quốc dân tôi nghỉ học một năm vừa đi làm kiếm tiền, vừa học tiếng Anh, ra trường đi làm may mắn vào phòng ban là người duy nhất nói được tiếng Anh nên được đi công tá💮c nước ngoài, được làm việc với đối tác ngoại quốc.
Hiện tại tôi có công ty riêng 50 nhiên viên, con học trường quốc tế và may mắn lấy được chồng là bạn học cùng đại học là phi công có thu nhập ổn định. Đến giờ mỗi khi gặp khó khăn trong c💜uộc sống, tôi nghĩ đến những đêm học ôn thi đại học, chỉ sợ trượt rồi sẽ phải đi làm phụ việc quán phở, rửa bát bưng bê.
Tôi không quên những ngày đi làm thêm sinh viên về muộn hết xe buýt đã ꦬđi bộ hơn 10km về nhà, vừa đi vừa nghĩ sau này mình nhất định sẽ không sống cuộc sống như thế này nữa. Người con tôi đang học trường quốc tế tốt nhất, nhưng𒆙 bài học tôi dạy con mỗi ngày luôn là ý chí và sự kiên trì sẽ giúp con có tất cả những gì mà con mong ước.
Tôi không đồng ý lắm với t🐟ác giả. Trước đây khi đi học, tôi vẫn thường ghen tị với các bạn trong lớp. Trong khi các bạn đi học thêm đủ các môn Toán, Lý, H𒐪óa, Anh văn, thì tôi chỉ được bố mẹ cho học một trong số đó.
Tôi từng tủi thân đến muốn khóc, khi nhìn các bạn đi học thêm văn có điểm số chênh lệch đến thế nào với mình, và tôi xin đến đâu mẹ cũng không cho đi học. Thế rồi sao, t⛦ôi cũng vẫn phải cố gắng, tôi vẫn phải ganh đua để có thành tích tương đương với các bạn. Việc một người ngồi nhìnಌ người khác có kết quả cao và bĩu môi cho rằng nó xuất phát trước mình, thực ra đối với tôi đó chỉ là ghen ăn tức ở.
Tại sao lại phải nhìn kết quả người khác để thấy người ta hơn mình. Bản thân mình phải là người cần cố gắng, phải tự vươn lên chứ. Cái ví dụ dẫn chứng về 🍸cô bạn phải 🥀bỏ học để mưu sinh, thật đáng tiếc, nhưng đó là cuộc sống thôi.
Tôi sẽ nuôi dạy con tôi trong khả năng của mình. Chắc chắn nó sẽ ൩không khó khăn như tôi lúc trước, nhưng tôi cũng chẳng làm mọi cách để nó được vượt vạch xuất phát trước, để nó quên mất cách phấn đấu là như nào.
Đừng cố chạy đua với những người đi lùi về vạch đích. Hãy đua cuộc đua của riêng bạn. Và con của bạn cũng vậy, dạy nó đua với chính nó, đừng dạy nó hằn học chạy đua với những người đã xuất phát sớm hơn nó t🌟ừ khi nó còn trong bụng mẹ.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.